KIẾN THỨC VỀ MAI VÀNG

Mai vànghoàng maihuỳnh mai hay lão mai (danh pháp hai phần: Ochna integerrima) là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Loài hoa này được trưng bày phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.

ại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵngcho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn[2].

Mai vàng Yên Tử tại Quảng Ninh đã được xác định là cùng loài với mai vàng miền Nam.[3][4]( mai miền bắc không chỉ có ở vùng núi Yên tử mà có hầu hết ở các tỉnh miền núi phía bắc. Mai vàng ở vùng núi Yên tử có cây tuổi đời lên tới 700-800 năm, đường kính 40-50 cm- theo nghiên cứu của Giáo sư Đặng Văn Đông chủ nhiệm đề tài ” Nghiên cứu bảo tồn lưu giữ và phát triển giống hoa mai vàng Yên Tử”).

Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 – 18 cánh, gọi là “mai núi”. Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá phổ biến. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”.

Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động”. Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là “mai sẻ”. Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh…

Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ còn phải nhắc đến “mai chùm gởi”. Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau, tạo thành chùm. Người ta gọi loài này là “mai tỳ bà” hay “mai vương”[2]. Hiện nay ở vùng Nam Bộ có rất nhiều giống mai.

Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra. Song, ở Việt Nam lại có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là “mai hương”. Nó còn tên khác là “mai thơm” (thường được trồng ở Bến Tre) tại miền Nam hay “mai ngự” (mọc khá nhiều ở Huế) ngoài miền Trung”[2]. Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là “mai châu” (đọc trại từ “trâu” thành “châu”). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là “mai cánh nhọn”[2].

Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là “mai liễu”. Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là “mai rừng Cà Ná”. Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là “mai đá” hay “mai Vĩnh Hảo”. Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn[6].

Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Ở miền Trung thường chuộng dòng mai Huế và mai Bình Định để chưng Tết, mai Huế có giá trị và được chuộng hơn, gốc đẹp hơn, chưng được nhiều năm hơn. Mai huế có lá dày hơn, thẫm màu hơn, thuần một màu trong khi mai Bình Định lá mỏng hơn, thon kim hơn, có thể có màu nâu sẫm nhưng mai Bình Định thông dụng hơn vì giá cả vừa phải.

Mai huế hay còn gọi là mai Ngự danh vói xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự, mai vàng xứ Huế phải là mai năm cánh, hiếm hoi lắm mới có cây mọc nhiều cánh. Hoa mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà mai Huế chỉ năm cánh và lá xanh, đặc biệt màu vàng đẹp.

Mai miền bắc mới được người chơi sưu tầm khoảng 10-15 năm trở lại đây- tập trung chủ yếu vùng Uông Bí – Đông Triều Quảng Ninh, là giống mai vàng năm cánh hở , bông to có mùi thơm nhẹ, đọt xanh.

Tạm thời phân làm hai loại là mai lá to và mai rụt, mai lá to khi bung vỏ bọc trùm hoa ( vỏ trấu) ra các nụ hoa lần lượt nở theo thứ tự, cành dài mảnh thưa hơn mai rụt nhưng lúc bung vỏ trấu ( bung lụa) đồng thời lộc phát triển che lấp khoảng trống thật hài hòa.

Dòng mai rụt thì cành ngắn mập mạp, dầy cành, dầy hoa hơn, hoa không nằm trong bọc ( vỏ trấu) mà phát triển luôn thành trùm nụ theo thứ tự,lộc phát triển muộn hơn ( khi nụ to và điểm hoa lộc còn chưa bung lá) – nhìn cành mai dầy đặc nụ và nụ với cành cây mập mạp rụt rịt đan xen thật là khác biệt.

Mai thuộc loại khó trồng và cũng khó chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy,ngâm nước rồi đem gieo vào đất ẩm(có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn). Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây.

Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Để có một chậu hoa đẹp,ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chất triết lý Á Đông. Để mai ra hoa đúng mùng 1 Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm

Ochna integerrima (tiếng Thái: ช้างน้าว Chang nao) là loài hoa đặc trưng cho tỉnh Mukdahan, Thái Lan.

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss