1. Phương pháp ghép áp , thuận lợi và khó khăn
- Ghép áp thường áp dụng trong việc tạo thêm cành, sửa lại cây khuyết tán hay tạo ngọn cành cho cây dáng thế. Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 – 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép.
- Sau ghép khoảng 1,5 – 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 – 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh
– Thuận lợi : Thao tác nhanh, dễ ghép. Tỷ lệ sống cao khi chọn đúng tổ hợp ghép, nhanh bật mầm ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Thường sử dụng trong lĩnh vực cây ăn trái, cây cảnh
– Khó khăn: Không có tác dụng với cành lớn, tốn công làm nẹp.
2. Ứng dụng để ghép những loại cây nào
- Cây cảnh có thân vừa phải không quá to
- Dùng cho các loại cây bonsai
- Cây hoa hồng, cây bưởi ….
3. Công cụ cần chuẩn bị khi ghép áp
4. Các bước ghép áp
Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 3-4cm, cách mặt đất chừng 20-25cm.
Chừa lại 2-3 lá thật trên gốc ghép. Đối với chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự, sau đó áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép.
Nên lựa chồi ghép và gốc ghép có đường kính tương đồng để khi ghép tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau.
Dùng dây nilon tự hoại quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.
5. Những lưu ý về phương pháp ghép áp
- Thời vụ ghép tốt nhất, đạt tỷ lệ sống cao là từ tháng 2 – 7. Thời vụ này sử dụng chủ yếu chồi ghép từ vườn nhân chồi. Trong thực tế, từ tháng 2 đến tháng 5 là thời kỳ cây điều có hoa, mang quả nên nếu sử dụng chồi từ cây mẹ thì thời vụ tốt nhất là từ tháng 6 – 7
Nên ghép vào buổi sáng lúc trời mát, lúc cây đã hút đủ nước qua đêm. Thời gian ghép tốt nhất là 6 – 10 giờ sáng - Cây sau khi ghép được tưới ẩm bằng vòi phun hoặc ô doa hàng ngày, 2 – 3 ngày đầu có thể tưới số lần nhiều hơn.
– Khi cây ghép đã bứt chồi, nếu tầng lá thứ nhất của cây phát triển kém có thể tưới phân NPK loại 16:16:8 nồng độ 1 – 1,5%.
– Thường xuyên kiểm tra để cắt bỏ các chồi mọc ra ở phía dưới vết ghép.
6. Những sai lầm hay gặp trong phương pháp ghép áp
- Cây con bị sâu bệnh, không đủ khỏe để ghép
- Hay bị úng nước
- Đường kính của chồi ghép và gốc ghép không đúng tỉ lệ
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79