CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI CON

Mai vàng là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Nó có thể sống trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… Tuy nhiên, mai kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt.
Trồng và chăm sóc cây mai con

Sau khi hạt nảy mầm và lên cây con được khoản 4 đến 5 lá và lá đã chuyển sang màu xanh đậm lúc này ta có thể bứng ra trồng vào trong chậu. Nên sử dụng chậu nhựa có lổ thoát nước để trồng.

Chậu nhựa trồng mai con tốt nhất

 

1. Chuẩn bị đất trồng mai con

 

  • Sử dụng đất pha cát hoặc đất phù sa pha cát ( đã phơi khô )
  • Phân chuồng hoai mục dạng bột ( đã phơi khô )
  • Bột dừa
  • Tro trấu
  • Vỏ trấu sống

+ Xử lý chất trồng:
– Trộn đều các thứ : Phân chuồng + Bột dừa + Tro trấu + Vỏ trấu sống + Vôi bột (vôi bột vừa phải không quá nhiều).
– Cho vào các chậu nhựa có lổ thoát nước. Dùng nước sạch tưới ướt một lần, cách 4 đến 5 ngày dùng nước sạch tưới ướt đẫm để xoã chất muối có trong tro trấu và phân chuồng. Việc xõa nước thực hiện liên tục trong 7 ngày (mỗi ngày 1 lần).
– Sau khi đã xõa nước đủ 7 ngày ta tiến hành trộn đều các thứ:  Đất (đã phơi khô) + Phân chuồng, Bột dừa, Tro trấu, Vỏ trấu sống (đã ủ vôi bột và xõa nước trước đó)

Chú ý: Tỷ lệ tổng thể chất trồng 100%, trong đó:
          Đất pha cát: 50%. Còn lại 50% bao gồm:  Phân chuồng + Bột dừa + Tro trấu + Vỏ trấu sống.

2. Trồng cây mai con

– Cho chất trồng vào chậu nhựa khoản 2/3 chậu (không cho chất trồng đầy chậu).
– Ta tiến hành bứng mai để trồng vào chậu.
– Sau khi trồng xong ta để các chậu mai con vào chổ mát tuyệt đối không để ngoài trời nắng cây dễ bị chết héo.
– Dùng bình bơm phun sương bằng nước sạch (phun vừa đủ ẩm cho chất trồng trong chậu).
– Mỗi ngày phun sương 1 lần lên lá bằng nước sạch (phun vào chiều mát)
– Sau khi trồng được 7 ngày ta dùng thuốc kích thích ATONIK 1.8 SL hoặc bất kỳ loại thuốc kích rễ nào cũng được pha thật loãng với nước sạch, không nên dùng liều lượng nhiều sẽ không tốt cho cây mai con, phun đều lên cây mai con (phun vào chiều mát, cách 10 ngày phun 1 lần kích rễ pha thật loãng).
– Khi cây mai con ra lá non và lá chuyển sang màu xanh đậm thì cho các chậu mai ra ngoài ánh nắng ( chỉ tiếp xúc nắng buổi sáng khoản vài giờ). Thời gian tốt nhất là từ 7h đến 8h30’ sang. Nếu vị trí để bị chiếu nắng cả ngày thì nên dùng lưới che hoặc bất kỳ thứ gì để che nắng tránh nắng từ 9h sang đến 5h chiều.
– Hằng ngày phải theo dõi chất trồng trong chậu nếu khô nước thì phải phun sương đủ ẩm. Đồng thời phun sương lên lá mai vào chiều mát để giúp cây nhanh phát triển.

3. Phân bón giai đoạn đầu

Thời gian năm đầu chúng ta chỉ dùng phân bón lá, kích rể để phun cho cây mai mỗi tháng 1 lần (pha thật loãng để phun).
 
Năm thứ 2 ta dùng thêm các loại phân bón lá trung vi lượng để để phun bổ sung trên cây và tưới vào đất trồng trong chậu, tưới 2 tháng 1 lần pha thật loãng.

Năm thứ 3 ta tiến hành thay đất trồng trong chậu vẫn sử dụng các loại phân bón như trên (Năm thứ 3 nếu là mai hồng diệp hoặc giống mai bình định đọt tím thì có thể ra hoa nhưng rất ít).

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79



Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss