CÁCH DIỆT SÂU ĐỤC THÂN TRÊN CÂY MAI

Quy trình chăm sóc mai vàng trong  một năm hết sức đặc biệt và khi trồng cây mai thường gặp phải nhiều loại sâu bệnh khác nhau đơn cử như các về nấm như bệnh nấm hồng, bệnh rỉ sét, bệnh cháy lá, bệnh bọ trĩ, sâu ăn lá, truyến trùng, các bệnh vàng lá trên cây mai… Nhưng khiến người chơi đau đầu nhất là bệnh sâu đục thân trên cây mai vàng. Bài viết bên dưới xin chia sẽ đến các bạn cách phát hiện, phòng ngừa và cách trị bệnh cây hoa mai bị sâu đục thân, bạn có thể sử dụng để áp dụng vào quy trình chăm sóc mai của mình.

Sâu đục thân ( xén tóc) trên cây mai vàng

Sâu đục thân trưởng thành còn gọi là “Xén tóc”, dài 30- 33mm, phần đầu, chân, đốt râu thứ 1 và cuối đốt râu thứ 2 đến thứ 4 màu đen. Phía lưng với hai cánh trước màu vàng có các vân đen cắt chéo nhau và sắp xếp đối xứng giống như trên mai rùa.

Ấu trùng bọ xén tóc dài, hình ống, béo trắng, đa số không có chân ngực và khác với ấu trùng của Bổ củi giả (Buprestidae) do phần đầu của ấu trùng xén tóc không rộng bề ngang và không dẹp, ấu trùng của họ nầy thường được gọi là sâu đục gỗ đầu tròn.

Cơ chế sâu đục thân phá hại mai vàng

Phần lớn ấu trùng của bọ xén tóc ăn phá cây mai bằng cách đục vào trong gỗ. chúng đẻ trứng trên những kẻ nứt của vỏ cây, sau khi nở, ấu trùng sẽ đục vào trong phần gỗ cây. Những đường đục trong gỗ cây thường có dạng hình tròn (thiết diện cắt ngang) khác với đường đục của ấu trùng họ Bổ củi giả, thường có dạng bầu dục, và các đường đục trong gỗ gây ra bởi ấu trùng bộ Xén tóc thường kéo dài một đoạn thẳng nhỏ trước khi quay hướng đục. Thành trùng của một số loài bọ xén tóc có thể ăn phá trên bông.

Ấu trùng xén tóc

Ấu trùng đục vào thân hoặc nhánh cây làm chết nhánh, suy yếu cả cây mai và cây có thể chết nếu bị gây hại nặng.

Thường khi thấy thân cành héo khô, gãy chết mới có thể phát hiện các lổ đục trên. Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây.

Thời gian sống ấu trùng sâu đục thân trong cây có tể đến 7 – 8 tháng

Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày. Ấu trùng dài, trắng sữa, đầu nhỏ, không chân, rất linh động. Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây. Chúng có thể sống đến 7-8 tháng trong thân cây. Trong một cây có thể có nhiều con cùng gây hại. Trước khi làm nhộng, ấu trùng đục một lổ để khi vũ hóa chui ra. Nhộng được bao bọc bởi một cái kén trắng to. Thời gian làm nhộng có thể từ 1-3 tháng.

Không nên chặt, băm hay lột vỏ cây để tạo nơi thuận tiện cho thành trùng cái đến đẻ trứng

Các loại thuốc trừ sâu đục thân cho cây mai vàng



Đối với cây mai bị hại nặng, dùng dao lần theo lớp vỏ cây bên trong bị sâu ăn trên thân tìm vết đục thành lổ sâu trong thân cây. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND. Những loại thuốc trên pha với nước đúng liều lượng. Dùng xylanh 5ml hoặc loại 10ml bơm thuốc vào đường hầm. Sau khi bơm thuốc dùng đất sét hoặc bông gòn nhét lỗ đục lại để diệt sâu non.

Sử dụng thuốc có tính năng lưu dẫn, xông hơi, thấm sâu… phun lên bề mặt lớp vỏ thân cây nhằm diệt ấu trùng và phun định kỳ 10-15 ngày/lần.

Để phòng trị Sâu đục thân trên mai vàng kiểng chúng ta cần phải sử dụng loại thuốc chất lượng và lưu dẫn tốt, lưu dẫn lâu là Regent 800WP.

Ngoài ra, rắc thuốc hột (ví dụ như basudin) vào gốc định kỳ, hoặc phun thuốc trừ sâu toàn thân lá định kỳ cũng ngừa được sâu đục thân.

Cách phòng ngừa sâu đục thân trên cây mai vàng

Thu gom và đốt bỏ các cành hoặc cây bị sâu gây hại nhất là sau cắt tỉa cành. Kết hợp chăm sóc vườn, cần chú ý phát hiện và bắt giết sâu trưởng thành. Phát hiện sớm các lỗ đục trên cây thông qua vết phân do sâu đùn ra.

Như vậy cách trị sâu đục thân trên cây mai vàng không khó phải không các bạn, đều quan trọng các bạn phải phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu đục thân trên cây mai, nếu phát hiện muộn khó có thể cứu cây mai của bạn được, đến khi cây mai chết cành, khô cành mới phát hiện ra được thì khi đó đã muộn màng.

Bạn cũng nên phân biệt bệnh do sâu đục thân và các bệnh trên khác như bệnh như đốm đồng tiền, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm hồng hại cành. Trong đó bệnh nấm hồng gây hại nặng nhất. Khi nấm tấn công vào cành sẽ làm cho cành yếu dần và chết, bệnh nặng có thể làm cho cây chết hoàn toàn.

Việc chăm sóc, bón phân đầy đủ cân đối, kết hợp tỉa cành, có thể phun phòng và trừ bằng các loại thuốc cho cây mai vàng như Vicarben, Anvil, Score…theo định kỳ hàng tháng. Nếu điều trị nên phun 1 tuần đến 10 ngày một lần. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss