KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA CHO CÂY CHÔM CHÔM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

chom chom nhan

Chôm chôm là loại cây ăn trái nhiệt đới, ở nước ta chúng được trồng chủ yếu ở vùng Nam bộ. Tuy nhiên, tình hình thu hoạch chôm chôm mùa thuận thường xuyên rơi vào điệp khúc “được mùa, rớt giá” vì trùng dịp với mùa vải của Bắc Giang, cho nên một số nhà vườn đã mạnh dạn chuyển đổi cách xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ hoặc sớm vụ để gia tăng hiệu quả kinh tế.

 

chom chom nhan

1. Phục hồi sau thu hoạch

– Bón vôi: Bổ sung 2 – 3kg vôi/gốc, rải đều quanh gốc giúp nâng pH đất, tạo điều kiện giúp cây hấp thu dinh dưỡng hiệu quả sẽ được cung cấp trong những thời kỳ phát triển về sau. Việc bón vôi đều đặn hàng năm còn có tác dụng hạn chế hiện tượng nứt trái cho chôm chôm.

– Tỉa cành: Theo các nhà vườn, chôm chôm là cây “chịu đau” tức là khi được tỉa cành mạnh tay sau thu hoạch sẽ cho bông vụ kế tiếp sau khi cây phát triển cơi đọt hoàn toàn. Đối với các cây chôm chôm tơ (khoảng dưới 15 năm tuổi), cây thường ra hoa khi cơi đọt thứ ba già, còn cây lão (trên 15 năm tuổi) thì thường ra hoa khi cơi đọt thứ hai già. Do đó, sau thu hoạch cần tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt tỉa các cành giao nhau trong tán, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc xà gần mặt đất nhằm kích thích cho cây ra đọt sớm và đồng loạt.

– Bón phân phục hồi: Trong giai đoạn này, cần cung cấp phân hữu cơ giúp cải thiện lý tính của đất, tái sinh bộ rễ nhanh chóng đồng thời bổ sung lượng phân đạm và lân nhiều. Lượng bón: 30 – 50kg phân chuồng hoai mục (hoặc 15 – 20kg phân hữu cơ vi sinh) + 1kg Urê + 1 – 2kg DAP + 500g KCl + 100g DÙ XANH cho 1 gốc khoảng 7 – 10 năm tuổi. Sau khi bón phân, tưới nước đủ ẩm 2 ngày/lần giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Cây chôm chôm ra hoa ở chồi tận ngọn vào thời điểm cơi đọt già, do đó cần bảo vệ cơi đọt 2 (đối với cây lão) hoặc cơi đọt 3 (đối với cây tơ) để xử lý ra hoa thành công. Khi chồi non nhú khoảng 3 – 5cm, nên phun qua lá thuốc trừ sâu bệnh kết hợp 100ml PHÂN TÍM ĐẬM ĐẶC + 250ml VUA NHÚ ĐỌT pha 220 lít nước giúp cơi đọt phát triển nhanh, cơi đọt khỏe.

Trong giai đoạn này, cần đặc biệt chú ý bọ xít nhãn chích hút làm khô cháy đọt non. Khi cơi đọt chuyển sang lụa, dùng 1kg MKP/220 lít nước phun ướt đều mặt lá giúp bộ lá nhanh thành thục. Khi cơi đọt lá già cứng, màu xanh đậm, tiếp tục thực hiện bón phân và tưới nước để thúc ra cơi đọt tiếp theo.

Cassowary Coast Rambutan on tree

2. Tạo mầm hoa – Xử lý ra hoa

a. Xử lý ra hoa sớm vụ



– Bón phân đón ra hoa và tạo mầm hoa: Vào cuối mùa mưa (khoảng tháng 11 dương lịch) hoặc quan sát thấy cơi cuối đang vào giai đoạn lá lụa (màu xanh nhạt): Dùng 0,5 – 1kg DAP + 0,5kg KCl + 1 – 2kg Super Lân bón cho 1 gốc 7 – 10 năm tuổi giúp cân đối tỉ lệ C/N, phân hóa mầm hoa hiệu quả.

Trên tán lá: Dùng 500g LÂN 86 (hoặc 1kg MKP)/220 lít nước phun ướt đều bề mặt lá giúp bộ lá mau già, giảm ra lá, thúc đẩy cây hình thành mầm hoa, phun 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày/lần. Khi lá cơi đọt cuối già cứng, chuyển hết sang xanh đậm thì ngưng tưới cho cây.

– Thúc ra hoa: Sau thời gian ngưng tưới nước cho cây, quan sát thấy hiện tượng lá héo, các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm thì tưới nhử nước. Lượng nước tưới bằng 1/3 nhu cầu của cây, tưới lại sau 2 ngày sẽ giúp cây bung hoa. Khi hoa nhú ra khoảng 60 – 70% thì tưới nước lại cho chôm chôm. Với cách xử lý ra hoa như trên, chôm chôm sẽ ra hoa tập trung và sớm vụ hơn bình thường khoảng 2 – 3 tuần.

b. Xử lý ra hoa nghịch vụ

– Bón phân đón ra hoa và tạo mầm hoa: Khi cơi đọt cuối tức cơi đọt thứ ba (cây tơ) hay cơi đọt thứ hai (cây lão) vừa nhú thì tiến hành làm như bước 1 của phần xử lý ra hoa chính vụ. Bón gốc 0,5 – 1kg DAP + 0,5kg KCl + 1 – 2kg Super Lân cho 1 gốc 7 – 10 năm tuổi. Điều này rất quan trọng vì có giúp bộ lá già nhanh thì mới xử lý ra hoa nghịch vụ thành công.

– Ức chế sinh trưởng: Khi lá cơi đọt cuối vừa lụa, dùng 500ml PACLO Speed 20 + 500g LÂN 86 pha 220 lít nước phun ướt đều bề mặt lá thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa sớm. Sau đó tiến hành xiết nước và phủ bạt nylon cho cây.

Trước khi phủ, phải vét mương vườn cho sâu để tránh nước ứ lại ngập rễ, phải đảm bảo mương khô cách mặt liếp từ 1 – 1,2m. Cần phủ bạt nghiêng cho nước thoát nhanh khi có mưa và phủ kín cả tầng rễ ngoài bờ mương. Nếu có trời mưa thì phải rút hoặc bơm cạn nước trong mương liền. Thời gian phủ bạt khoảng 40 – 60 ngày.

Khi cây dứt đợt đổ lá và đã có ngồng dạng bông mập thì cho nước vào ngập đầy mương vườn trong vòng 12 giờ rồi rút cạn nước như ban đầu, nhử nước lần 2 sau 3 – 4 ngày. Khoảng 7 – 10 ngày sau khi tưới lần 1 (hoa ra khoảng 70 – 80 %), tiến hành cuốn bạt, đưa nước vào mương và tưới đẫm lại giúp cây nuôi hoa.

s299223691206757497 p5 i1 w604

3. Dưỡng hoa – Tăng đậu trái

Thời kỳ chăm sóc hoa để chuẩn bị cho đậu trái rất là quan trọng. Do đó khi phát hoa chôm chôm vừa nhú cần bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ cho cây:

– Khi phát hoa vừa nhú khoảng 5 – 7cm: Dùng 250ml BO KẼM + 250ml PROAGO pha 220 lít nước kết hợp thuốc bảo vệ thực vật phun sương đều phát hoa và cả tán lá nhằm giúp phát hoa vươn mạnh, chống nghẹn hoa và phòng trừ côn trùng, nấm bệnh gây hại phát hoa.

– Khi phát hoa vươn dài hết cỡ (trước khi hoa nở): Dùng 250ml BO + 100ml PHÂN VÀNG 9999 pha 220 lít nước kết hợp thuốc trừ bệnh phun sương đều phát hoa và cả tán lá nhằm giúp hoa nở đồng loạt, tăng thụ phấn và hạn chế bệnh râu kẽm (phấn trắng) làm rụng hoa.

– Sau khi đậu trái khoảng 5 – 10 ngày: Dùng 250ml CANXI BO + 250ml AMINO Plus pha 220 lít nước kết hợp thuốc trừ bệnh phun lên chùm trái non và cả tán lá để cung cấp dinh dưỡng kịp thời nuôi trái non, giúp cuống trái dai chắc, hạn chế rụng trái non.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được nhiều nhà vườn trồng chôm chôm áp dụng và đạt hiệu quả cao trong các năm qua. Kính chúc quý bà con nông dân xử lý ra hoa thành công và được mùa trúng giá.

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss