Nhân giống hữu tính (gieo hạt) là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến nhất vì dễ thực hiện và có số lượng mai con nhiều để trồng, không tốn kém nhiều về thời gian và công sức. Còn ngày nay, cây mai được gieo bằng hạt, chủ yếu để làm gốc ghép.
Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức.
Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn,màu sắc có khi khác với cây mẹ…
Khi gieo và ươm hạt giống cần phải biết đặc tính sinh học của hạt đảm bảo chắc chắn hạt đang trong giai đoạn tốt nhất cho việc gieo hạt. Hạt mai vàng trước khi nảy mầm cũng trải qua giai đoạn “NGỦ”. Tuy nhiên, thời gian ngủ ở hạt mai vàng ngắn, do vậy cần biết chọn thời điểm: hạt mai chín khi vỏ chuyển màu đen, tiến hành lựa chọn hạt chắc mẩy (cho vào một cốc nước, chỉ lấy các hạt chìm đó là hạt mẩy). Sau đó đem xử lý ngay qua thuốc kích thích nảy mầm một đêm rồi gieo ngay.
Lưu ý: Nếu để hạt rụng hoặc đã đem phơi khô, hoặc để khô qua nhiều ngày muốn gieo cần ngâm hạt trong nước ấm 30oC trong 3 giờ rồi thực hiện lại các giai đoạn như trên, tuy nhiên hiệu quả nảy mầm rất thấp.
1. Thu hái và xử lý hạt (quả) giống
Hạt mai vàng có khả năng nảy mầm khá tốt, nên chỉ cần lựa những hạt già (hạt chín sinh lý) gieo xuống đất, thậm chí những hạt chín rơi rụng từ cây mẹ xuống, sau một thời gian không cần đến bàn tay chăm sóc của người trồng, cũng dễ dàng mọc lên cây con với tỷ lệ cây sống khá cao.
Việc tuyển lựa hạt giống để trồng là kinh nghiệm nhiều năm của nhân dân ta. Nên chọn lựa và lấy hạt làm giống từ những cây mai mẹ có nhiều ưu điểm nhất trong vườn như sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, nhiều hoa và nở hoa lớn, màu sắc tươi đẹp. Hạt mai được chọn làm giống phải là hạt đã chuyển từ màu xanh lá sang màu đen sẫm (hạt già), hạt no tròn, không sâu bệnh. Hạt mai giống mới thu về có thể đem gieo ngay trong vườn ươm, trên nền đất đã đánh liếp hay trên đất chậu, hoặc cất vào giỏ để trong chỗ mát khoảng một tháng sau đem gieo cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng hạt giống.
Không chọn hạt bị sâu hại
Đối với mai tứ quý, khi nở các cánh hoa màu vàng, khi cánh hoa rụng thì phần còn lại màu đỏ, sau đó các hạt có màu xanh và cuối cùng các hạt có màu đen nhánh. Hạt mai tứ quí rất dễ mọc, sinh trưởng nhanh nên người ta thường nhân giống bằng hạt hoặc trồng bằng các cây con tìm được. Chọn những hạt mai đã già, có màu đen nhánh để làm giống là tốt nhất.
2. Kỹ thuật gieo hạt (quả) mai vàng
2.1. Kỹ thuật gieo hạt (quả) trực tiếp vào đất
Vườn ươm hạt mai giống phải được xới tơi xốp và bón lót phân chuồng hoai đầy đủ, sau đó lên liếp để chuẩn bị cho việc gieo hạt. Liếp ươm phải đủ cao, xung quanh phải có mương rãnh thoát nước hữu hiệu để tránh bị úng ngập trong những tháng mưa bão. Hạt mai giống gieo trên liếp nên gieo theo hàng, với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 20 cm, hạt cách hạt khoảng 10 cm.
Khi gieo hạt vào liếp, dùng cây que to bằng chiếc đũa ăn cơm, cắm vào đất tạo thành lỗ sâu khoảng 2cm rồi gieo hạt xuống, với mật độ 1 hạt/lỗ. Sau khi gieo hạt xong, phủ một lớp mỏng rơm rạ khô trên khắp mặt liếp ươm để che mưa nắng. Tưới nước ngày 2 lần bằng vòi sen và tưới ẩm khắp mặt liếp.
Tùy vào độ ẩm cần thiết của đất gieo hạt mà hạt mai giống có thể nảy mầm sau vài ba tuần hoặc có khi sau một hai tháng. Với những cây mai con mọc chậm, sau này nếu được chăm sóc kỹ, tưới và bón phân đầy đủ, chúng cũng phát triển nhanh.
Trong thời gian gieo, ươm cần chú ý giữ ẩm và tránh không để cho kiến tha mất (kiến ưa hạt mai vì vỏ hạt mai có dầu, kiến chỉ ăn được lớp dầu bên ngoài, nhưng chúng sẽ tha đi).
2.2. Gieo hạt vào bầu nylon
Ưu điểm: khi cây đã lớn dể vào chậu hoặc đem trồng.
Nhược điểm: khó tưới nước đối với những vùng có nguồn nước không tốt (tưới lên lá dễ làm cháy lá, phát sinh nhiều bệnh).
Gieo hạt vào bầu nylon
Cây mai vàng sau gieo 45 ngày
2.3. Ươm hạt vào khay (Chậu, thùng …)
Ưu điểm: dể chăm sóc, tưới nước, di chuyển (chậu nhỏ)
Nhược điểm: khi cây lớn khó tách ra để đem trồng
Gieo hạt vào khay không định hàng
Gieo hạt vào khay không định hàng
Gieo hạt vào khay có định hàng
Gieo hạt vào khay có định hàng sẵn
Lấp đất mặt lại để giữ ẩm.
Lấp đất mặt
Hạt nẩy mầm
Sau gieo 10 ngày Hình 2.1.50: Sau gieo 15 ngày
Sau gieo khoảng 2 tháng cây cao 5 – 8 cm từ 3 – 4 lá thật
Hạt mai tứ quý: Ngâm hạt trong nước ấm 50 – 520C (2 sôi, 3 lạnh) trong 8 – 10 giờ để kích thích hạt nhanh nẩy mầm. Chú ý thay nước vài lần, vớt ra đem ủ trong cát ẩm hoặc vải ẩm vài ngày cho hạt nứt nanh thì đem gieo.
3. Chăm sóc cây mai vàng giai đoạn sau khi mọc
Đất ương hạt được làm kỹ, có trộn thêm phân chuồng hoai mục, lên luống cao để chăm sóc khi cây mọc cao khoảng 10 – 15 cm thì ra ngôi, tiếp tục chăm sóc tới lớn mới đem trồng vào chậu được.
Trong thời gian đầu chỉ tưới nước đủ ẩm cho cây, không nên tưới đạm hoặc nước có pha các loại phân bón cây con dễ chết do bị xót rễ. Thường xuyên xới phá váng cho cây lớn nhanh. Đất ra ngôi cây con cũng làm kỹ, lượng phân bón lót cho 1 m2 gồm: 3 – 5 kg phân chuồng + 300 g lân + 150 g đạm hoặc dùng 2 kg phân hữu cơ vi sinh. Cũng có thể dùng 40% hỗn hợp này + 60% đất màu tơi xốp để đóng bầu, ra ngôi với kích thước 8 x 15 cm rồi xếp thành các luống tập trung để dễ chăm sóc. Cứ 2 tháng bón thúc cho cây 1 lần bằng phân chuồng hoai mục trộn thêm 5 – 7% đạm với khối lượng 1 – 2 kg/m2. Thời gian chăm sóc cây giai đoạn ươm khoảng từ 6 – 8 tháng cây cao khoảng 40 – 50 cm thì đem trồng vào chậu được.
Khi cây mai con lên cao khoảng 20 cm, có thể bứng ra trồng vào bầu ươm, chậu hoặc trồng cố định ở ngoài vườn. Khi bứng cây con cần tránh làm đứt rễ cái (rễ chuột), vì rễ cái bị đứt sẽ không có khả năng mọc lại như các rễ con nên sau này cây sẽ còi cọc, không phát triển được và có thể cây sẽ chết. Vì thế, muốn bứng cây con thì trước đó một buổi nên tưới cho cây thật đẫm nước để cho đất mềm ra, sau đó bứng luôn bầu đất một các nguyên vẹn, nếu bầu đất do khô mà bị bể khiến đất không còn ôm lấy rễ thì bộ rễ con ít nhiều cũng bị thương tổn, bị đứt ngang hay giập nát nên cây con sẽ dễ mất sức.
Cây mai vàng trồng bằng hạt sẽ phát triển chậm, khoảng vài ba năm hoặc hơn nữa mới ra hoa, nhưng rất tiện cho việc uốn sửa thành những dáng thế vì cây con còn non nên từ thân đến cành đều mềm dẻo, đễ uốn sửa.
Mai tứ quí là cây lâu niên, trồng càng già càng lâu, càng cỗi mới càng đẹp và càng quí do đó nên chọn các chậu lớn, có đường kính trên 30 cm để trồng, đất trồng mai nên chọn các loại đất màu, đất bùn ao đã được phơi khô nỏ lâu ngày để bay hết các chất độc. Lót một lớp mỏng sỏi dưới đáy chậu cho dễ thoát nước rồi xếp các cục đất nỏ có đường kính 2 – 3 cm vào có trộn thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh đến khoảng 2/3 chậu, đặt cây vào giữa chậu và tiếp tục bổ sung đất nhỏ và phân cho tới gần miệng chậu. Sửa cây ngay ngắn, nện chặt và tưới nước đủ ẩm. Thời gian đầu nên để cây nơi có bóng râm, sau đó đưa dần ra nơi sáng và cuối cùng đưa ra nơi có nhiều ánh nắng thì mai sinh trưởng khoẻ, sớm ra hoa và có màu hoa đẹp.
Thời gian cây mai còn nhỏ nếu trồng trong chậu thì cứ 2 – 3 năm thay chậu 1 lần bằng các chậu lớn hơn. Kết hợp với thay chậu là thay đất có bổ sung phân và cắt bỏ bớt các rễ già, trồng lại vào chậu mới. Công việc này nên làm vào mùa xuân hàng năm là thích hợp, tránh làm vào mùa khô sẽ gây hại cho cây. Mỗi năm nên bón thúc cho cây trong chậu 3 – 4 lần, cách nhau 3 – 4 tháng. Trước mùa xuân giúp cho cây phát triển cành lá; trước mùa thu giúp cho cây tăng cường dinh dưỡng để nẩy chồi, phát nụ, trổ hoa v.v…
Cây mai tứ quý đủ tiêu chuẩn trồng ra vườn sản xuất