TỔNG HỢP CÁC LOẠI THIÊN ĐỊCH DIỆT SÂU TRÊN CÂY MAI

  Như chúng ta đã biết trong thời gian dài, khi thâm canh, tăng vụ việc sử dụng nhiều các loại thuốc hóa học trong quá trình  canh tác đã dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng tạo nên tính kháng thuốc ngày càng cao của sâu bệnh và đồng thời dịch hại xuất hiện ngày càng nhiều, tạo nên những áp lực lớn cho nông dân trong công việc đồng án.
Chính vì điều đó nên trong thời gian gần đây các nhà khoa học đã áp dụng một số  giải pháp bền vững như : 3 giảm 3 tăng( 3G3T), 1 phải 5 giảm( 1P5G). Trong đó IPM đóng vai trò hết sức quan trọng cần hướng tới,  duy trì và phát triển nhiều chủng loại trong quần thể sinh vật có ít (thiên địch) giúp cân bằng hệ sinh thái góp phần kiềm chế dịch hại cho cây trồng.
Vì vậy nông dân cần bảo vệ “người bạn” của mình bằng biện pháp canh tác thích hợp, sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, không cần thiết phun thuốc quá nhiều lần và qua liều lượng hoặc nồng độ, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ sức khỏe và môi trường sinh thái.
THẾ NÀO LÀ THIÊN ĐỊCH ?
Thiên địch là các sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho những sinh  vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ mùa màng. Tùy vào cách tấn công các loài dịch hại có thể chia thiên địch thành các nhóm khác nhau.
CÁC NHÓM THIÊN ĐỊCH.
Nhóm bắt mồi, ăn thịt: Nhện, Bọ cánh cứng, Bọ xít, Các loài côn trùng có ích khác.
Nhóm ký sinh: Ong ký sinh, VSV ký sinh
Nhóm bắt mồi ăn thịt.
Nhện.
Chúng không phải là côn trùng mà chúng thuộc bộ Araneae, có thể phân biệt với côn trùng là chúng có 8 chân và cơ thể được chia thành 2 phần: Phần trước gồm chân, răng và mắt và phần bụng để nhả tơ. Chúng dùng màng nhện để bẩy mồi, một số loài khác thì rình rập và tấn công phục kích. Đây là nhóm xuất hiện rất sớm trên ruộng lúa, săn mồi tự do và có thế ăn bất cứ loài nào mà chúng săn bắt được.
Nhện có các  loài sau:
Nhện Lycosa.
Có vạch hình nĩa hoặc chử Y trên lưng và bụng có những điểm trắng, thường sống ở tầng gốc lúa. Đây là loài nhện rất linh hoạt và tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân. Mỗi ngày chúng có thể ăn 5-15 con mồi. Với mật số cao thì chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
Nhện lùn: Swarf spider
Là loài nhện rất nhỏ với kích thước từ 1-5mm và thường nhầm lẫn với các nhện con của các loài khác. Mắt của chúng xếp thành 2 hàng phân biệt. Con trưởng thành có 3 cặp đốm hoặc vạch xám trên lưng. Trứng của chúng có dạng hình cầu và được bao phủ bởi một lớp tơ mỏng và thường được tìm thấy trên các bẹ lá khô. Chúng thích ở ruộng nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước với mật số khá đông, thường di chuyển chậm và bắt mồi chủ yếu là khi con mồi bị mắc vào màng. Chúng có thể ăn 4-5 con sâu cuốn lá hoặc rầy non mỗi ngày.

Nhện chân dài: Long – jawed spider
Chúng có chân và cơ thể dài khoảng 6-10 mm. Bụng của chúng có màu nâu vàng và dễ nhận biết là chân rất dài. Trứng được bao phủ bởi lớp tơ và được kết khối ở vị trí nửa thân cây lúa trở lên. Chúng thích nghi ở vùng ẩm, trú ẩn ở thân cây lúa bằng cách duỗi chân bất động theo chiều dài của mặt lá lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng sớm (chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu). Mỗi con có thể ăn 2 đến 3 con sâu cuốn lá, sâu đục thân hoặc ruồi mỗi ngày.
Nhện lưới:
Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây lúa, trú ẩn dưới lá bên cạnh lưới vào ban ngày. Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Mỗi con có thể ăn 5-15 con rầy nâu mỗi ngày.

Nhện linh miêu: Lynx spider
Nhện linh miêu có kích thước dài từ 7-10mm. Con cái có 4 vạch trắng chéo, mỗi bên có 2 vạch, con đực có súc biện to. Chân của chúng được chia thành 3 khớp màu nâu, thon dài và nhiều gai. Đây là loài nhện săn mồi trực tiếp, không làm màng. Chúng thích sống ở ruộng khô và cư trú trên ruộng lúa sau khi tán lá lúa phát triển và đã có độ che phủ cao. Chúng có thể ăn 2-3 con bướm mỗi ngày.
Nhện nhảy: Jumping spider
Chúng là loài nhện nhảy có lông màu nâu bao phủ cơ thể, mắt lồi. Các trứng hình thon dài được kết lại thành một khối và được bao phủ bởi lớp tơ bên trong các lá bị cuốn lại và con cái làm làm nhiệm vụ bảo vệ khối trứng này. Nhện nhảy thích sống ở vùng đất khô và ở trên lá lúa, thường ẩn trong màng, làm những lá lúa bị cuốn và cuốn những lá khác để chúng nằm chờ SCL hoặc các loại côn trùng nhỏ khác.

Bọ cánh cứng
Bọ rùa:
Đây là nhóm côn trùng  lớn và đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng.
Bọ rùa hoạt động vào ban ngày trên ngọn cây lúa ở môi trường đất ẩm, cũng như đất ướt. Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); bọ rùa vàng (M. crocea); bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); bọ rùa 8 chấm (Hamonia octomaculata). Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non) và trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy

Bọ cánh cứng ba khoang:
Bọ cánh cứng ba khoang (Ophionea nigrofasciata) là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.
Kiến ba khoang:
Kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con. Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu

Bọ xít
Bọ xít mù xanh.
Có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 – 3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ
10 – 20 con non.
Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy.
Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày hay 1-5 con bọ rầy/ngày.
Bọ xít nước.
Là một loài bọ sống dưới nước, thường tìm thấy ở các vùng có nước. Bọ trưởng thành màu xanh nhạt, to hơn bọ xít nước ăn thịt, nhưng số lượng ít hơn. Trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không có cánh. Thiên địch của sâu đục thân, bọ rầy, tập trung ở bờ ruộng.

Bọ xít nước ăn thịt.
Đó là loài bọ xít nhỏ có vạch trên lưng. Thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1 đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. Thiên địch của bọ rầy. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 – 7 con bọ rầy/ngày.

Bọ xít nước gọng vó.
Bọ xít nước gọng vó là một loài bọ nhảy to, chân dài nhất. Trưởng thành màu đen, có 2 đôi chân sau rất dài. Đôi chân giữa có chức năng như tay chèo và khi nằm yên thì để ra phía trước. Khó phát hiện ở ngoài đồng ruộng vì loài bọ này di chuyển rất nhanh.

Các loài côn trùng khác

Con đuôi kìm.
Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi/ngày.



Chuồn chuồn kim.
Con trưởng thành màu xanh và đen, có bụng nhỏ dài. Con đực màu sắc đẹp hơn con cái. Phần đuôi bụng của con đực màu vàng cam (màu xanh lam). Con cái thân có màu xanh lục. Thiên địch của bọ rầy, sâu cuốn lá

Muồm muỗm.
Là một loại côn trùng to, mặt nghiêng, có râu rất dài, thường dài gấp đôi thân.
Thiên địch của bọ xít, sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

Dế nhảy.
Dế có đuôi nhọn xuất hiện ở môi trường đất ẩm và đất khô, khi bị đụng đến sẽ nhảy từ cây này sang cây khác. Hầu hết các con trưởng thành bị mất cánh sau khi ở ruộng lúa. – Dế non sắp lớn tuổi có cánh cụt. Trưởng thành có màu đen và dế non có màu nhạt sọc nâu.
Dế nhảy ăn trứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen, sâu cuốn lá, sâu cắn chẽn, ruồi đục lá, sâu non của bọ rầy lá và bọ rầy thân.

Kiến ăn thịt.
Kiến ăn thịt là các loài kiến lửa và chúng đốt rất đau. Kiến có màu nâu đỏ, làm tổ trên ruộng khô hoặc trên các bờ ruộng lúa ướt. Thiên địch của nhiều loại côn trùng.

Nhóm ký sinh.
Ong ký sinh.

Ong cự ký sinh sâu non.
Họ ong cự, có kích thước vừa, đầu và ngực đen, chân màu da cam, đuôi  bụng đen. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa.      Chúng ký sinh SCL non, sâu Rivula atimeta, SĐT 5 vạch màu nâu, SĐT bướm cú mèo và sâu đo. Mặc dầu một con sâu ký chủ có thể bị nhiều con ong ký sinh, nhưng chỉ có thể nở ra một con ong cái.

Ong ký sinh hình đèn lồng.
Thân hình màu đen có các đường viền vàng – vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng (bụng to về phía cuối).
Chúng ký sinh bằng cách chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Ong non ký sinh không có chân và sau đó ngọ nguậy đến SĐT. Chúng cắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài.
TĐ của SCL non, sâu đo xanh và SĐT hai chấm

Ong cự vàng ký sinh sâu đục thân.
Thuộc bộ cánh màng, họ ong cự, là loài ong to vừa, màu vàng da cam, có vạch đen ở mỗi đốt bụng.
Những ong này không có các chấm đen ở bụng. Thân hình thô và ống dẫn trứng màu đen. Loài ong này ký sinh SĐT cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều, thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh một con nhộng SĐT trong thân cây lúa.

Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ.
Kích thước vừa phải đến lớn, có hoặc không có gân chéo thứ hai.
Loài ong này có thân hình gầy, kích thước vừa phải, bụng dài màu da cam hoặc vàng sẫm. Ống dẫn trứng dài gấp đôi bụng con cái. Con đực cũng có kích thước và màu tương tự như vậy, nhưng không có ống dẫn trứng. Có ở tất cả môi trường trồng lúa, bay trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá.

Ruồi đầu to ký sinh rầy xanh.
Loài ruồi nhỏ, đen, đầu tròn, to do mắt phức hợp tạo nên. Chúng đậu trên lưng rầy và đẻ trứng vào bụng rầy, chỉ có một ruồi ký sinh phát triển trên một rầy xanh. Ruồi sống được 4 ngày và ký sinh 2-3 rầy trong mỗi ngày. Sau khi phát triển trong cơ thể ký chủ, ruồi làm nhộng trong đất hoặc dưới gốc cây. Từ trứng đến trưởng thành mất 30-40 ngày.

Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá.
Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng của sâu cuốn lá, quả trứng này đã phân chia mãi thành nhiều trứng. Sau cùng từ 1 quả trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu cuốn lá đã phát triển thành trên 200 con ong.

Ong ký sinh trứng rầy.
Là những loài ong  rất nhỏ, sống dưới tán lá lúa, trên đồng ruộng, mắt thường khó phát hiện. Tùy theo loài mà chúng có màu xanh đậm, nâu đỏ, đỏ nhạt, vàng xanh,…
Chúng bay khắp ruộng lúa tìm ổ trứng rầy nâu rồi dùng vòi dẫn trứng đẻ vào trứng rầy nâu, làm cho trứng rầy nâu bị ung không nở được.
Trứng rầy bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ, còn trứng rầy không bị ký sinh có màu trắng.

Ong đen ký sinh bọ xít.
Là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ một hạt cát. Những trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh.
VSV ký sinh.

Nấm Metarhizium
Gây hại rầy, bọ xít, bọ rùa. Bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng và khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nẩy mầm và mọc trong cơ thể côn trùng.
Nấm phát triển bên trong côn trùng kí chủ và ăn chất bổ của cơ thể côn trùng.

Nấm Beauveria (nấm trắng)
Loài nấm trắng gây bệnh cho rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hại lúa, bọ xít đen.
Nấm hủy hoại các mô mềm và dịch cơ thể của ký chủ và khi chuẩn bị hình thành bào tử phát tán, chúng phát triển ra bên ngoài cơ thể ký chủ.

Nấm bột.
Là loại nấm trắng, bào tử có màu xanh lục nhạt. Chúng gây bệnh cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu keo và sâu phao.
Khi mới bị nhiễm nấm, sâu bị bệnh bị có màu trắng do khối nấm bao phủ, sau một vài ngày bào tử hình thành và sâu chuyển sang màu xanh lục nhạt.

Nấm tua.
Sau khi nấm xâm nhập cơ thể ký chủ và tiêu thụ các mô bên trong, chúng mọc ra bên ngoài tạo thành những sợi dài, lúc đầu màu trắng bẩn rồi chuyển màu nâu lúc trưởng thành.
Nấm tiêu diệt ký chủ bằng cách sử dụng những chất dịch trong con rầy để phát triển.
Nucler Polyche drosis Virus (NPV).
Sâu non ăn phần lá có virus thì chúng sẽ bị nhiễm. Những con sâu bị nhiễm sẽ trở nên chậm chạm và ngừng ăn.
Một vệt trắng ở phần bụng sâu non xuất hiện và nhô lên. Sau đó những con sâu bị nhiễm chuyển dần sang màu đen. Chúng chết và treo lơ lững trên lá.

TÓM LẠI.
Để giải pháp bảo vệ “Bạn nhà nông” được hiệu quả cao ta cần áp dụng các điều sau:
Không phun thuốc trừ sâu sớm, không phun định kỳ 7-10 ngày sẽ vô tình làm tiêu diệt các loài thiên địch đến khi có sâu rầy xuất hiện trở lại thì      không có thiên địch kiềm hãm sẽ bọc phát thành dịch.
Không sử dụng thuốc khi chưa thật sự cần thiêt, sử dụng thuốc phổ hẹp, chọn lọc ít ảnh hưởng đến thiên địch.
Áp dụng các chương trình như : “3G3T”, “1P5G”
Tạo nơi cư trú cho các loài thiên địch, mô hình cánh đồng sinh thái…

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss