Trizole 75WP có hoạt chất Tricyclazole được sử dụng phòng trị bệnh đạo ôn lúa rất phổ biến hiện nay.
Thuốc Trizole có 3 dạng: Trizole 20WP dạng bột chứa 20% hoạt chất, Trizole 75WP dạng bột và Trizole 75WDG dạng cốm chứa 75% hoạt chất. Thuốc hấp thu qua lá và lưu dẫn vào bên trong cây trồng.
Trizole 75WP có tác dụng phòng và trị bệnh cây trồng, thuốc ngăn chặn sự hình thành cơ quan xâm nhiễm (Melanin) của nấm bệnh và chận đứng sự phát triển quần thể nấm bệnh. Do đó, sau khi phun Trizole 75WP lên ruộng lúa, bệnh sẽ ngừng gây hại và không tiếp tục lây lan.
Trizole 75WP đặc trị mầm bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) trên cây lúa. Thuốc tiêu diệt mầm bệnh xuất hiện trên lá, trên cổ lá, cổ bông, cổ gié và hạt lúa. Thuốc phòng trị bệnh kéo dài nên hạn chế được công phun xịt và tiết kiệm chi phí đầu tư.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
|
BỆNH HẠI |
LIỀU LƯỢNG |
LÚA |
|
0,2 – 0,3kg/Ha. Pha 4 – 5gr/bình 8 lít nước |
Đạo ôn bông (thối cổ bông, cổ gié) |
0,3 – 0,4kg/Ha. Pha 4 – 6gr/bình 8 lít nước |
Lượng nước phun từ 320 – 600 lít nước cho 1Ha.
Phun thuốc khi bệnh mới vừa xuất hiện. Nếu lúa bị bệnh đạo ôn gây hại nặng nên kết hợp vừa phun TRIZOLE 75WP vừa rãi KISAIGON 10H dạng hạt.
Giai đoạn lúa trước khi trổ 5 – 7 ngày và khi lúa trổ đều nên pha TRIZOLE 75WP với HẠT VÀNG 250SC để phòng trị bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa.
Khi lúa đang trổ, phun lúc sáng sớm hay chiều mát (tránh phun khi vỏ trấu đang mở để thụ phấn)
Khi có bệnh đạo ôn gây hại không nên để ruộng khô. Ngưng bón phân đạm hoặc ngưng phun phân qua lá có chứa đạm.
Miền bắc và miền trung, bệnh đạo ôn thường xảy ra vào vụ Đông xuân. Đối với miền nam, bệnh thường gây hại nhiều vào tháng 1 đến tháng 3 và tháng 6 đến tháng 8.
Vụ Đông Xuân nên phun thuốc vào buổi chiều, nếu phun vào buổi sáng nên chờ ráo sương.
TRIZOLE 75WP có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh khác, ngoại trừ thuốc có tính kiềm cao (PH cao).