Cây mai chỉ thiên thuộc dạng bụi, sống xanh tốt quanh năm, hoa mai chỉ thiên màu trắng, hoa thơm thu hút nhiều ong bướm. Cây mai chỉ thiên là cây có hoa và cây trồng nền phổ biến. Thảm cây mai chỉ thiên tạo nên mảng màu xanh điểm những bông hoa màu trắng trông như các ngôi sao xinh xắn. Cây mai chỉ thiên cũng có thể được trồng trong chậu để trang trí sân vườn, nhà ở. Giống với một số loài cây cảnh nhưng có vị thuốc khác, cây mai chỉ thiên được coi là một cây thuốc ở Ấn Độ.
Có thể bạn nhìn thấy một cây cổ thụ nhưng lại là cây mai chỉ thiên, nhìn rất hút mắt mà chưa biết cách làm thế nào để tạo ra cây đẹp như vậy. Vâng đó là cây mai chỉ thiên cổ thụ mà chú Ba Thật, ở ấp Bình Phước 3, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM), một nghê nhân lâu năm trong nghê ghép cây cảnh đã ghép thành công. Sau đây, nghề nông sẽ chia sẻ đến các bạn kỹ thuật ghép cây mai chỉ thiên trên gốc cây cổ thụ mà chú ba đã hướng dẫn để đem lại chậu cảnh đẹp trong nhà.
1. Đặc tính cây mai chỉ thiên
Cây mai chỉ thiên là cây gỗ dạng bụi lâu năm phân cành nhánh nhiều, chiều cao 0.2 – 1m, cây trưởng thành cao 1-2 m, tán rộng 1-1,5m. Lá cây mai chỉ thiên mọc đối hình trái xoan nhọn ở đỉnh, mép nguyên, màu xanh bóng, đẹp.
Cụm hoa mai chỉ thiên từ 2-5 hoa màu trắng tinh khiết ở đầu cành hoặc từ nách lá. Hoa thường hướng lên trên (chỉ thiên). Hoa mai chỉ thiên hình ống có 5 cánh tràng màu trắng, tâm màu vàng, với các phần phụ dạng sợi. Nở hoa quanh năm, hoa thơm thu hút bướm, ong và chim.
Cây mai chỉ thiên có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây mai chỉ thiên ưa sáng cũng có thể chịu mát một phần nhưng cây sẽ ra hoa ít hơn. Cây mai chỉ thiên mọc khỏe, phát triển tốt nơi đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước. Cần tưới nước cho cây mai chỉ thiên thường xuyên và vừa phải.
Cây mai chỉ thiên thường được trồng làm cây ngoại thất, trồng chậu trang trí sân vườn hay trồng tiểu cảnh, chúng sẽ làm sáng lên góc vườn nơi chúng được trồng nhờ những bông hoa trắng tinh khiết như những ngôi sao trên bầu trời xanh. Cây mai chỉ thiên là cây trồng nền sử dụng rộng rãi trong các công trình cảnh quan.
Ở Ấn Độ, cây mai chỉ thiên được xem là một loại cây thuốc. Vỏ cây mai chỉ thiên có đặt tính chống vi khuẩn và chống viêm. Nước ép từ vỏ cây mai chỉ thiên được sử dụng làm giảm các vết lở miệng và lá của nó được sử dụng để điều trị bệnh về da, bệnh vảy nến và viêm da không đạc hiệu khác.
2. Chuẩn bị dụng cụ
– Dụng cụ ghép cây mai chỉ thiên: Cưa, dao, kéo cắt tỉa.
3. Kỹ thuật ghép cây mai chỉ thiên
Chú cho biết cái gốc cây cổ thụ cao khoảng 2 mét đó không phải là gốc mai, mà là gốc cây lồng mức (có lẽ là cây này cùng họ với ghép mai chỉ thiên nên mới ghép được với nhau), để có gốc cây lồng mức này chú đã phải lặn lội tìm kiếm chúng tận trong rùng ở miền đông Nam Bộ (loại cây này thường mọc trên nền đất cát hay đất đỏ ở một số địa phương của Biên Hòa, Bình Dương, Bình Phước… Cây thường có gốc rất lớn, có những cây có đường kính gốc lớn đến một mét rưỡi) rồi thuê người bứng đem về. Còn giống mai được ghép trên gốc cây lồng mức này là giống mai chỉ thiên (vì hoa hướng lên trời) được bạn bè mang từ thái lan về tặng. Về cách ghép, chú đã tiến hành như sau:
Dùng cưa, dao, đục cắt tỉa gốc cây lòng mực tạo cho cây một thế đẹp.
Sau khi cắt tỉa một thời gian cây sẽ bật nhánh mới, đặc điểm của cây lồng mức này là chúng thường ra tược xung quanh gốc, thân và cả rễ nên khi ghép sẽ tạo cho cây có hoa đầu khắp xung qanh thân (từ sát mặt đất cho đến ngọn) nhìn rất đẹp mắt, chờ cho các tược này có độ lớn cỡ ruột cây bút chì trở lên là có thể ghép được (để dễ phân biệt ta gọi đây là gốc ghép).
Trên cây mai chỉ thiên chọn những tược có độ lớn tương đương với độ lớn của gốc ghép, cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 5-6 cm, cắt bỏ vài lá phía dưới chỗ vừa cắt, rồi chẻ đôi đầu của gốc ghép dài khoảng 1.5-2 cm (phần này gọi là miệng ghép).
Trên cành ghép dùng dao cắt bỏ một số lá phía dưới sau đó dùng dao cắt vạt hai bên phía dưới của cành ghép (vết cắt dài khoảng 1,5-2 cm) tạo thành một hình nêm, sau khi cắt nhanh chóng đặt hình nêm trên cành ghép vào miêng ghép rồi dùng dây nilon quấn lại vừa đủ chặt.
Sau cùng dùng bao nilon nhỏ loại trong chùm bao kín cành ghép và chỗ ghép, chờ 15 ngày khi thấy cành ghép còn sống thì tháo bao nilon ra, khoảng thêm 15 ngày sau đó thì có thể cắt bỏ dây nilon trên chỗ ghép.
Đúng như tên gọi là cây mai chỉ thiên, hoa của cây mai này sẽ chĩa lên trời.
Muốn có cây ghép đẹp có nhiều loại hoa khác nhau thì bạn có thể ghép thêm một số nhánh mai chiếu thủy tại việt nam (chỉ xuống đất) hoặc một số nhánh mai chiếu thủy lá kim của thái lan…
Cây mai đạt huy chương bạc mà bạn đã từng nhìn thấy hiện đang được đặt tại sân kiểng trước nhà chú Ba Thật.không riêng gì bạn mà nhiều người đến đây cũng rât thích cây mai này, có người trả đến 20 triệu nhưng chú vẫn chưa bán vì chú muốn dưỡng vài năm nữa và ghép bổ xung cho thật như ý.
4. Chú ý
+ Cây mai chỉ thiên sinh trưởng và phát triển nhanh, ưu sáng hoặc chịu bóng bán phần.
+ Tưới nước: Cây ưu nước, nên tưới nước hằng ngày cho cây.
+ Đất trồng : Cây thích hợp với đất tươi sốp, thoát nước tốt. Đất trồng tốt giúp cây ra hoa nhiều và nhanh lớn hơn.
+ Nên đặt cây có ánh sáng tốt, tuy nhiên tránh nơi có ánh nắng gắt.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79