1. Nhện đỏ mai vàng
*Triệu chứng
100% mai vàng bây giờ bị nhện đỏ, nhưng thường chúng ta thấy triệu chứng tưởng lá bị bệnh hoặc bị khô nước, thiếu dinh dưỡng.
Đầu tiên chúng ta thấy lá bị hơi vàng, hơi khô chúng ta nghĩ ngay cây có vẻ thiếu nước hay phân gì đó. Chúng ta tưới nước, mua phân về bón. Sau thời gian thí dụ 2 tuần, chúng ta lại thấy lá xấu hơn. Chúng ta lại nghĩ mua không đúng phân tốt. Hay đất bị xấu,…
Hoặc có thể chúng ta nghĩ lá bị bệnh vàng. Rồi mua thuốc trừ nấm bệnh về phun. Cây lại càng bị nặng hơn, lá vàng hơn và sậm hơn.
Tại sao ta càng phun càng nặng? Vì nhện không chết và gây hại càng nặng nên lá ngày càng xấu.
Triệu chứng: Lá vàng nhẹ, có vết trắng lấm tấm, màu tối không bóng, có đốm màu nâu hơi sậm, và chúng ta bóp thấy lá hơi giòn do bị hút khô nhựa.
*Phòng trừ
– Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá sát nhau, để cây có độ thông thóang.
– Hàng ngày chăm sóc tưới cây chúng ta cần nhìn ngắm nó. Khi nào thấy lá cây không tươi xanh, bóng là có triệu chứng. Chúng ta bắt đầu chẩn đoán xem có bị nhện không. Hoặc gửi hình về cho chúng tôi.
– Dùng thuốc: Thuốc trừ sâu sinh học Actimax 50WG
2. Sâu ăn lá mai vàng
*Hiện tượng:
Mai vàng bị sâu cuốn lá rất phổ biến, thường làm cho người trồng mai vàng rất nản và không biết dùng thuốc sâu nào cho mai vàng. Chúng thường xuất hiện vào các đợt lá non. Chúng tấn công vào lúc chồi non vừa mới nhú nhẹ. Nên nếu chúng ta không theo dõi thường xuyên thì không phát hiện kịp thời.
*Phòng trị
Có thể phun một trong các loại thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu rầy Regent 800WP, Thuốc trừ sâu sinh học Actimax 50WG. Nhưng nếu Mai vàng bị sâu, còn bị bọ trĩ thì nên dùng Thuốc trừ sâu sinh học Actimax 50WG.
3. Bù lạch / Bọ trĩ mai vàng
*Triệu chứng:
Bù lạch có ở hầu hết các cây mai vào lúc lá non làm mai bị xoắn lá. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, mai vàng mỏng lá, phát triển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy (mai vàng cháy lá/ mai bị vàng lá) và cong lên, lá trở lên thô cứng. Nó làm cho bộ lá yếu đi và cây chậm phát triển. Ảnh hưởng đến hoa sau này.
* Phòng trị
- Chúng ta thường xuyên theo dõi khi chăm sóc và tưới cây.
- Khi phát hiện phải dùng thuốc Thuốc trừ bọ trĩ, rầy Actara 25WG
4.Rệp sáp mai vàng
– Khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho rệp phát triển. Rệp hút nhựa cây mai làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen. Rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây.
– Dùng tay giết rệp. Khi cần thiết thì phun các loại thuốc Thuốc trừ bọ trĩ, rầy Actara 25WG.
5. Bọ cánh tơ mai vàng
*Triệu chứng:
Chích hút dinh dưỡng ở lá non, dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị hại nặng lá bị rụng, nhất là lá non. Bọ non sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển.
*Phòng trị
Phun thuốc Thuốc trừ bọ trĩ, rầy Actara 25WG.
6. Bọ xít mai vàng
– Bọ xít thường chích hút nhựa cây bằng cách chích vào các cành non của cây, tạo thành vết u nổi sần sùi, gây hại nặng có thể làm chết cành, chết cây.
– Phun thuốc Thuốc trừ bọ trĩ, rầy Actara 25WG.
7. Bệnh đốm đồng tiền
*Triệu chứng :
– Đây là bệnh rất phổ biến trên mai. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ, sau đó nếu gặp điều kiện thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng…thì chúng phát triển rộng ra. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền (nên gọi là bệnh đốm đồng tiền) hoặc hình bầu dục, mầu xám trắng hay xám xanh da trời . Theo thời gian vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, nếu nặng nhiều vết sẽ hòa lẫn vào nhau tạo ra hình dạng bất kỳ, màu sắc loang lổ vằn vèo như da hổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây mai dầy lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai. Bệnh thường phát triển trên lớp vỏ cây.
*Phòng trị
– Sắp xếp vườn sao cho thông thoáng, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời, sẽ có tác dụng hạn chế bệnh phát sinh, phát triển.
– Đối với những cây đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân , trên cành.
– Dùng thuốc Thuốc trừ bệnh Norshield 86.2WG
8. Bệnh nấm hồng mai vàng
*Triệu chứng:
Đây cũng là bệnh thường gặp trên mai vàng và gây chết cành rất nặng. Ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín hết cả một đọan cành, làm cho lá bị rụng, cành bị chết khô dần. Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Nếu không phát hiện sớm và phun xịt thuốc phòng trị kịp thời thì có khi lên đến vài chục phần trăm số cành bị hại, làm cho cây mai xơ xác, vụ ra bông năm sau sẽ không đẹp.
Bệnh thường chỉ tấn công trên những cành nhỏ cỡ chân nhang cho đến cỡ cây đũa ăn cơm, ít khi gây hại ở những cành lớn hoặc trên thân, nếu như cây được phun xịt thuốc kịp thời. Nhưng vì những cành nhỏ này lại là cành mang bông.
*Phòng trị
– Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
– Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như: Thuốc trừ bệnh Norshield 86.2WG
9. Bệnh rỉ sét mai vàng
*Triệu chứng:
Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên những lá mai đã bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi. Đa số vết bệnh nằm trong phiến lá, thỉnh thỏang cũng có những vết nằm ở ngòai mép lá, gặp trường hợp này vết bệnh chỉ còn lại là nửa hình tròn. Vết bệnh có mầu đỏ nâu, nhìn giống như màu của sắt rỉ. Vết bệnh thể hiện ở cả mặt trên và mặt dưới của lá cây mai, xung quanh vết bệnh bao giờ cũng có một quầng vàng nhỏ bao quanh, nếu soi lên ánh sáng thì những quầng vàng này thể hiện rõ hơn.
Nếu bệnh hại nặng mà không tìm biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho bộ lá của cây mai mất dần màu xanh rồi chuyển dần sang mầu vàng, diệp lục tố bị mất dần, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp bình thường của cây, làm cho cây mai mất sức, yếu ớt. Bệnh thường chỉ xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa.
*Phòng trị
- Vườn cần phải thông thoáng
- Có thể phun Thuốc trừ bệnh Norshield 86.2WG
10. Bệnh cháy lá mai vàng
*Triệu chứng:
Bệnh chủ yếu trên lá cây mai, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá cây mai bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
*Phòng trị
– Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh, định kỳ phun Thuốc trừ bệnh Norshield 86.2WG.
8. Bệnh vàng lá mai vàng
*Triệu chứng
– Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong, cây sinh trưởng chậm lại.
– Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu chất dinh dưỡng. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá ở lá non và bệnh cháy lá ở lá già.
*Phòng trị
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng.
9.Tuyến trùng hại mai vàng
*Triệu chứng:
Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm sống trong đất, đục lổ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây mai và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém.
– Cây bị tuyến trùng sinh trưởng rất yếu, phiến lá vàng và nhỏ hơn bình thường. Nhổ gốc quan sát rễ thấy những nốt tròn trên rễ. Bộ rễ bị tuyến trùng nặng sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng cung cấp cho cây. Nếu để lâu cây mai sẽ sinh dưỡng kém và chết.
*Phòng trị
– Thường xuyên vệ sinh cây và đất.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79