CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MAI VÀNG PHẦN 2

Mai vàng là loại hoa kiểng đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Với tên gọi cùng màu vàng rực rỡ đã cho chúng một vị trí quan trọng trên thị trường hoa kiểng. Hàng năm, nghề sản xuất hoa kiểng nói chung và mai vàng nói riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Tuy nhiên, mai vàng thường bị một số loài sâu bệnh hại phổ biến như: nhện đỏ, bệnh cháy lá và đốm đồng tiền…

5.Bệnh nấm hồng

*Triệu chứng: Ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín hết cả một đọan cành, làm cho lá cây mai bị rụng, cành bị chết khô dần. Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Nếu không phát hiện sớm và phun xịt thuốc phòng trị kịp thời thì có khi lên đến vài chục phần trăm số cành bị hại, làm cho cây mai xơ xác, vụ ra bông năm sau sẽ không đẹp.

*Phòng trị 

ĐẶC TRỊ NẤM KHUẨN – DƯỢC VƯƠNG

– Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.

-Thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được đem tiêu hủy. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khỏang vài phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này.

6. Bệnh rỉ sét

*Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên những lá mai đã bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu mầu nâu, sau đó vết bệnh cứ lớn dần lên như hạt tấm, hạt mè…(đa số vết bệnh có kích thước khỏang trên dưới 2 ly), hình tròn hoặc hình bầu dục, đôi khi vết bệnh cũng có kích thước khỏang 4-5 ly .



Nếu bệnh hại nặng mà không tìm biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho bộ lá của cây mai mất dần mầu xanh vốn có của nó, rồi chuyển dần sang mầu vàng, diệp lục tố bị mất dần, ảnh hưởng đến qúa trình tổng hợp bình thường của cây, làm cho cây mai mất sức, yếu ớt. Bệnh thường chỉ xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa.

*Phòng trị

Nano Đồng

– Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai qúa gần sát nhau, tạo cho vườn mai luôn thông thóang. Liếp trồng mai, hoặc liếp đặt chậu mai nên thiết kế theo hình mai rùa để thóat nước tốt mỗi khi có mưa. Kê đặt chậu mai cao để tránh cho cây mai bị úng nước trong mùa mưa.

– Khi bước vào mùa mưa nên kiểm tra vườn mai thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.

KHUYẾN CÁO:

Đối với bệnh nấm hồng và bị rỉ sét nên sử dụng BIO FUGI để phòng trừ bệnh.

Sử dụng Nano Đồng để trị bệnh gỉ sắt

Sử dụng  FOT + NANO PRIME , DƯỢC VƯƠNG  + Nano Pico hoặc BIO FUGI  + Nano Đồng để trị bệnh nấm hồng.

7.Tuyến trùng hại

*Triệu chứng: Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm sống trong đất, đục lổ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây mai và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém

THUỐC TRỊ TUYẾN TRÙNG SINH HỌC – KAIDO 50WP

– Cây mai bị tuyến trùng sinh trưởng rất yếu, phiến lá vàng và nhỏ hơn bình thường. Nhổ gốc quan sát rễ thấy những nốt tròn trên rễ. Bộ rễ bị tuyến trùng nặng sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng cung cấp cho cây. Nếu để lâu cây mai sẽ sinh dưỡng kém và chết.

*Phòng trị

Sử dụng KAIDO để phòng trị

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss