LÀM CHO CÂY HOA MAI RA NHÁNH THEO Ý MUỐN

Trong quá trình chăm mai việc mai bị chết là chuyện rất hay diễn ra. Tuy nhiên, tạo lại chi đó, ngay vị trí đó là việc làm rất vất vả. Nhiều bạn hỏi cách làm cho mai ra nhánh theo ý muốn. Thật ra có nhiều cách để đánh thức mầm ngủ, thông thường chúng ta vẫn theo kinh nghiệm là cắt một nhát phía trên nơi ta muốn mọc cành mới. Nhưng có một cách khác nhiều nghệ nhân đã thực hiện rất hiệu quả. Chúng tôi xin chia sẻ cách cho mai ra nhánh theo ý muốn mời các bạn cùng tham khảo.

Sự diệu kỳ của cỏ cây, hoa lá | Báo dân sinh

Đầu tiên là cần phải xem lại, cắt một nhát ngay trên mắt mầm là sai lầm lớn nhất làm cho mầm khó ra hơn không cắt đối với những cây đã có cành nhánh phía trên mầm ngủ. Cách này chỉ có thể áp dụng khi phía trên mầm ngủ chưa có cành, phương pháp này chẳng qua là tạo ưu thế ngọn tạm thời cho mầm ngủ mà thôi.

Các cách làm cho mai ra nhiều nhánh theo ý muốn:

  1. Ngoài cách vặt hết lá hay cắt bỏ hết các cành để kích thích mầm ngủ, cách này chỉ có thể áp dụng khi các cành đó không sử dụng mà thôi, nếu như cành đó mọc đúng vị trí thì cắt bỏ là một sự phí phạm.
  2. Có thể nghiêng cây hay cho cây nằm qua một bên sao cho mầm ngủ ở vị trí cao nhất trong cây, đồng thời bạn cho mầm ngủ ngay hướng mặt trời mọc (cây có tính hướng quang) thì mầm ngủ sẽ bị kích thích ra chồi.
  3. Đây mới là tuyệt chiêu cuối trong tam thập lục kế: ngay phía dưới mầm ngủ bạn cắt một nhát thật ngọt vừa tới lớp gỗ thôi, miệng của vết cắt vừa đủ hở thôi để vết cắt mau liền da. Vì sao cắt ở dưới vậy?

    Rễ cây hút nước và chất dinh dưỡng, khoáng hòa tan trong nước từ trong đất lên nuôi các bộ phận của cây theo chiều từ dưới lên, lá và vỏ cây quang hợp tổng hợp ánh sáng mặt trời nhờ diệp lục tố và một số cơ quan, chất xúc tác khác… tạo thành năng lượng để thực vật duy trì sự sống và nó cũng thải oxy cho ta thở. Quá trình này diễn ra theo chiều ngược lại từ trên xuống dưới rễ nên khi ta cắt ở phía dưới năng lượng của cây tổng hợp được khi di chuyển về phía dưới sẽ bị chặn lại ngay vết cắt có mầm ngủ ở trên, làm mầm ngủ được gia tăng năng lượng đột ngột sẽ kích thích nó đâm chồi, không những đâm mà nó còn đâm mạnh.

    Yếu tố chính của sự khác biệt giữa việc cắt ở trên hay ở dưới là:

    Nếu cắt ở trên như thông thường thì ngay tại mầm ngủ sẽ nhận được nước và các khoáng chất (đa, trung, vi lượng) tăng đột biến ở một giai đoạn nhất định, nhưng do thực vật có hiện tượng ưu thế ngọn nên sự thay đổi này là không đáng kể. Còn khi ta cắt ở dưới như đã trình bày, năng lượng được sinh ra trong quá trình quang hợp và sẽ di chuyển đến tất cả các mô sống của tế bào mà không phân biệt ưu thế ngọn, nên khi nguồn năng lượng này bị chặn lại do vết cắt, nó sẽ không thể di chuyển tiếp tục theo đường dẫn đó nữa mà chỉ tích tụ lại làm cho mầm ngủ hồi sinh.

    Thực vật có mạch có 2 đường dẫn là xylem (mô gỗ) và phloem (mô mềm). Mô gỗ nằm trong, mô mềm nằm ngoài. Mạch mô gỗ có trách nhiệm dẫn nước và khoáng từ rễ lên cành lá. Mạch mô mềm dẫn các chất tạo ra trong quá trình quang hợp theo chiều ngược lại. Khi cắt vỏ tới phần gỗ tức là mới chỉ cắt phần mô mềm. Phần trên vết cắt vẫn nhận được nước và chất khoáng như thường. Các chất tạo ra từ lá sẽ tụ lại ở vết cắt do mô mềm đã bị đứt.

    Trong số các chất tạo ra từ lá ngoài đường là chính còn có một số chất điều hoà sinh trưởng, đặc biệt có vai trò trong việc thúc đẩy phân bào, giúp ra rễ hoặc nảy chồi. Đây chính việc tích tụ chất điều hòa sinh trưởng này mới là nguyên nhân thúc cho chồi ngủ bật ra.

    Đầu tiên, bạn lấy cái cưa ra, cưa sát ngay phía dưới chi bị gãy, bị hư một đường sâu vào phần gỗ chừng 1 đến 2 ly, khoanh khoảng 1/4 thân như vậy, rồi vào nhà, lấy keo liền sẹo bôi vào vị trí bạn vừa cưa, sau đó chờ 20 ngày sau ra quan sát. Nếu phía dưới mọc ra một cái nhánh (thật ra mới có sưng sưng lên thôi, nếu có vậy thì chúc mừng bạn rất may mắn, chỉ việc chờ cho vị trí đó ra tược rồi uống éo nhé), bạn quan sát thấy vị trí bạn cưa hôm trước bây giờ nó bắt đầu kéo nhựa, làm liền vết cưa.

    Thông thường, tại nhà vườn, trừ khi nó là cây thật đặt biệt, mới tiến hành tạo chi lại, bình thường họ mượn chi kế bên, kéo qua cho lấp tàn.

    Khi cây móp tàng (thiếu tàn) thì có thể dùng biện pháp uốn hoặc kéo các cành từ nơi khác vào chỗ đó. uốn kéo phải từ từ…vài ngày 1 chút…kéo nhanh, uốn gắt quá cành sẽ ngưng phát triển.



     

    CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

     

    XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79

    Bài viết có tham khảo ở Web : hoamaixunau.blogspot.com

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss