Bài viết này dựa trên những kinh nghiệm thực tế trồng cây hoa mai xanh Việt Nam và mai xanh Thái Lan từ những chuyên gia cây cảnh tại Vườn Ươm Cây Cảnh ILG Bình Tân, Hồ Chí Minh.
Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng và chăm sóc cây hoa mai xanh Việt Nam (trồng nhiều ở Lâm Đồng) và cây mai xanh Thái Lan cho nhiều hoa và cách phân biệt giữacây hoa mai xanh Việt Nam và mai xanh Thái Lan. Bên cạnh đó, bạn sẽ được biết thêm về nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa và công dụng của cây hoa mai xanh.Chắc chắn sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có thể tự tay tạo nên một giàn hoa mai xanh tím đẹp mắt và tươi mát cho ngôi nhà mình. Còn chờ gì nửa, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về loài cây tuyệt vời này nhé.
1. Đặc điểm cây hoa mai xanh Việt Nam
Cây mai xanh có nhiểu tên gọi khác nhau như Cây Bông Xanh, Cây Mai Tím, Cây Chim Xanh, Cây Giấy Nhám, Cây Hoa Đôi…Cây có tên khoa học là Petrea volubilisCây hoa mai xanh Việt Nam: thuộc loại thân mộc, thích dựa vào giàn như cây Bông Giấy do bản chất cây Bông Xanh là cây leo. Do đó, cây mai xanh có thể làm giàn leo hoặc thả rũ trên ban công rất đẹp.
Trường hợp không có chỗ bám thì nó có thể mọc độc lập, tự phát triển thành cây bụi tròn hoặc phát triển thành cây thân gỗ để uốn dáng bonsai nghệ thuật.
Cây hoa mai xanh Việt Nam (một số nơi gọi là Mai xanh Đà Lạt) ưa nắng, phát triển khá nhanh và mạnh. Hoa mai xanh Việt Nam có màu tím đậm nhưng nhanh rụng hơn hoa mai xanh Thái (1 chùm hoa mai xanh Việt Nam nở được 1 tuần rồi tàn), nhưng khi hoa rụng rồi thì đài vẫn còn trên cành khá lâu. Hoa nở liên tục vào mùa xuân (từ trước Tết đến tháng 4 âm lịch). Nếu lặt lá và ép hoa, mai xanh Việt Nam có thể cho hoa 3 lần 1 năm ở Lâm Đồng và 2 lần 1 năm ở các vùng miền khác của Việt Nam (mỗi đợt hoa kéo dài 1 – 3 tháng).
Để cây nở rộ hoa vào đúng dịp Tết thì mọi người cần chú ý đến kỹ thuật ép hoa và vặt bớt lá khoảng 1 – 2 tháng trước Tết ( Xem chi tiết ở cuối bài viết).
2. Đặc điểm cây mai xanh Thái
Vài năm trở lại đây, xuất hiện giống mai xanh mới được nhập từ Thái Lan. Để phân biệt với giống cũ, mọi người gọi đó là cây mai xanh Thái lan, mai xanh Thái, mai tím Thái Lan.
Cây mai xanh Thái là loài hoa dây leo có sức sống mãnh liệt, tươi tốt quanh năm, cho hoa màu tím lavender dịu dàng.
Cây mai xanh Thái dễ trồng, hoa nở quanh năm, ko rụng lá mùa đông lại không có sâu nên đây là lựa chọn tuyệt vời để trồng giàn leo ban công, sân thượng hay tường rào biệt thự.Cây mai xanh Thái có tốc độ phát triển khá nhanh (tầm 2-3 tháng đã ra hoa). Mùa đông không rụng lá, lại rất ưa nắng nên trong vài năm trở lại đây cây mai xanh Thái được hội những yêu cây cảnh săn lùng trồng làm cây cảnh quan, trang trí ban công hoặc làm giàn leo trong sân vườn rất nhiều.
Mùa thu, khi mà muôn cây trút lá thì mai xanh Thái vẫn xanh mướt và nở hoa rực rỡ. Hiếm có loài hoa nào nở quanh năm đẹp và bền như vậy.
Cây hoa mai xanh gốc to
3. Phân biệt cây hoa mai xanh Việt Nam (gọi tắt là cây mai xanh) và mai xanh Thái Lan
► Cây hoa mai xanh:
– Lá mỏng, ít nhám, gân dày mờ, ít nổi, lá bóng, nhỏ cỡ 3 ngón tay, màu nhạt hơn.
– Hoa nhỏ, tím nhạt, chuỗi ngắn. Bông màu tím, khi hoa già, hoa không chuyển màu mà rụng luôn.
– Giá rẻ, chỉ ra hoa quanh năm ở khí hậu lạnh (Đà lạt) và ra 1 đợt nhiều hoa vào mùa xuân ở vùng nóng, tuy nhiên nếu biết cách ép hoa thì có thể cho ra hoa một năm 2,3 lần theo ý muốn
– Thời gian ra hoa: sau 2 năm trồng.
Cây hoa mai xanh giống.
► Cây mai xanh Thái Lan:
– Hoa nở quanh năm, có đổi màu kỳ ảo từ tím – trắng – xanh trong quá trình nở, hoa nở bền, sai hoa.
– Lá dày, nhám, to gần bằng bàn tay, gân rõ như lá ổi, màu đậm hơn, nhiều lông.
– Thời gian ra hoa: sau 2 tháng trồng.
Cây mai xanh thái giống.
4. Cách trồng và chăm sóc cây hoa mai xanh và mai xanh Thái
► Bước 1:Chọn giốngcây hoa mai xanh
► Bước 2: Trồng cây hoa mai xanh
Cây mai xanh không kén phân, có thể bón bất kì loại phân nào cho cây (nhưng phải đảm bảo liều lượng, tránh quá liều). Chuyên gia khuyên rằng, các bạn nên bón phân hữu cơ, phân bò, phân trùng quế, phân ủ… 2 tháng 1 lần sẽ giúp cây bền đẹp hơn, các loại phân hóa học N-P-K chỉ thích hợp bón cho cây trong giai đoạn ép cây ra hoa với liều lượng vừa phải.
Trường hợp nhà bạn có khoảng đất trống khá rộng thì trồng cây xuống đất sẽ giúp cây phát triển nhanh và cho ra hoa mạnh hơn.
Cây hoa mai xanh thích hợp với mọi loại đất, kể cả đất mặn, đất phèn chua, đất đá vôi, đất cằn cỗi nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất bạn nên trồng cây ở đất tơi xốp, giàu mùn, dinh dưỡng và thoát nước tốt.
– Đủ nước:
Sau khi cây được trồng vào chậu hoặc trồng xuống hố thì bạn cần tưới đẫm nước vào giai đoạn đầu để cây hồi phục và phát triển. Sau khi ổn định, bạn có thể điều chỉnh lại lượng nước và tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày và buổi sáng và chiều mát.
Lưu ý, khi trời mưa bạn cần giảm lượng nước tưới hoặc tháo bớt nước nếu thấy cây có dấu hiệu ngập úng, tránh bị thối rễ.
– Đủ nắng:
Cây hoa mai xanh là loại ưa nắng sáng mạnh, càng nhiều nắng cây càng phát triển tốt và sai hoa. Do đó, nếu bạn thấy cây mai xanh ở vị trí thiếu nắng hoặc nắng không đủ mạnh thì hãy di chuyển cây sang vị trí khác có nhiều ánh nắng hơn.
► Bước 3: Chăm sóc, cắt tỉa cành cây hoa mai xanh
Cây mai xanh có sức sống mãnh liệt, phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh tấn công do lá rất nhám. Do đó, chúng ta không cần tốn nhiều công chăm sóc.Tuy nhiên, vào những lúc rãnh rỗi, bạn hãy cắt tỉa những cành khô, lặt lá héo để tạo độ thông thoáng cho cây tránh bị sâu bệnh.
Khi trồng cây trong chậu, việc cắt tỉa ngọn cây thường xuyên giúp cây đẻ nhiều nhánh, dày tán, ra nhiều hoa. Mỗi lần cắt ngọn, cây lại ra thêm 2 ngọn mới, và cứ thế theo cấp số nhân làm cho chậu cây nhiều nhánh sum suê, nhiều hoa lá và đẹp mắt.
5. Nguồn gốc cây hoa mai xanh Việt Nam và mai xanh Thái
Cây mai xanh vốn là loài cây bản địa Việt Nam, được trồng phổ biến ở Việt Nam từ lâu. Khi chưa có ai để ý đến thì cây hoa mai xanh thường mọc nhiều ven sông suối, bìa rừng của các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Hiện tại, cây mai xanh chỉ còn thấy trong các vườn ươm cây hoặc trong các biệt thự nhà giàu với giá ấn tượng từ vài chục đến hàng trăm triệu. Tuy nhiên, để bắt đầu từ 1 cây giống thì chơi mai xanh không còn là thú chơi xa xỉ nữa.
6. Đặc điểm hình thái của cây mai xanh
– Hoa năm cánh màu xanh tím, cánh hoa tròn, những cành hoa nhẹ cong trổ dày đặc bông.– Lá mai xanh là dạng lá đơn, mọc đối, có hình bầu dục, thuôn nhọn hai đầu. Mỗi lá dài khoảng 10cm, rộng khoảng 6cm. Lá có màu xanh đậm, mặt lá thô nhám, nổi rõ gân nên mai xanh còn có tên tiếng Anh là Sandpaper Vine.
– Cành hoa mai xanh dài khoảng 35cm, gồm 15-30 hoa. Vào mùa hoa nở, tán cây gần như bao phủ bởi màu tím-xanh mơ màng, những nhánh dài chi chít hoa cong rủ xuống nhuộm tím cả một vùng. Có thể nhân giống cây mai xanh bằng hạt hoặc giâm cành.
– Đài hoa có 5 cánh hẹp dài như hình ngôi sao, màu xanh da trời. Các lá đài rất bền, không rụng, khi già thì màu nhạt đi, có màu xanh xám, lá đài hình sao giống như chiếc cánh giúp hạt phát tán đi xa.
7. Ý nghĩa và công dụng của cây hoa mai xanh
► Ý nghĩa: Màu xanh tím thể hiện sự dịu dàng, ấm áp và đại diện cho sự thủy chung. Bên cạnh đó, cây hoa mai xanh còn tượng trưng cho sự kiên cường và sức sống mãnh liệt. Bởi dù trong vùng đất khô cằn sỏi đá, cây mai xanh vẫn phát triển mạnh mẽ.– Tặng cây mai xanh cho người yêu: một lòng chung thủy muốn bên cạnh đối phương.
– Tặng cây mai xanh cho người thân, bạn bè hoặc đối tác: thông điệp về hạnh phúc, giàu sang và phú quý.
– Tặng mai xanh cho chính mình: Đem đến tài lộc cho gia chủ.
► Công dụng: Cây hoa mai xanh thuộc loại thân mộc, có thể mọc độc lập và cũng có thể leo thành giàn như hoa giấy rất đẹp.
8. Một số hình ảnh thực tế cây hoa mai xanh và mai xanh Thái đang có tại vườn cây cảnh Bình Tân.
* Kỹ thuật ép hoa mai xanh và cây hoa mai xanh Thái nở đúng dịp Tết:
– Thời gian ép hoa: Khoảng 1 tháng trước Tết (hoặc thời điểm mình muốn cây nở hoa trong năm), gồm 2 tuần siết nước và 2 tuần vặt lá.►Giai đoạn 1: Ngưng tưới nước trong 2 tuần (siết nước), chỉ tưới sau 4 – 5 ngày với lượng rất ít (1 cốc nước nhỏ), cứ vậy sau 2 tuần cây bắt đầu rụng lá. Sẽ ngưng nước dễ hơn nếu cây trồng trong chậu, nên phủ 1 lớp ni lông xung quanh gốc cây và chậu cây để hạn chế nước mưa tiếp xúc với chậu cây
► Giai đoạn 2: Sau khi siết nước, lá cây bắt đầu có hiện tượng già và vàng. Bây giờ mình bắt đầu vặt hết lá (lưu ý nên dùng kéo cắt cuốn lá, vì hoa sẽ ra từ các nách cuốn lá, vặt lá mạnh tay làm hư mầm hoa ở nách cuốn lá), sau đó tưới nước 2 ngày/lần, có thể bón thêm một ít phân NPK loại kích thích cây ra hoa và sau 2 tuần là cây bắt đầu bắn nhiều ngọn và ra hoa.
Lưu ý: Khi cây rụng lá hoặc vặt lá thì không tưới phân Ure, có thể tưới phân NPK với hàm lượng Kali và Photpho nhiều, cây sẽ bung nhiều hoa và nở rộ vào đúng dịp Tết.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79