NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAI BỊ SUY YẾU

Lá mai bị xoan do bọ trĩ

Cây mai bị suy yếu và có thể chết nên ta cần cứu chữa ngay trước khi quá muộn. Qua các biểu hiện và quá trình phát triển của cây, ta tìm ra nguyên nhân chính để khắc phục, phục hồi cho cây mai.

Cây mai bị suy yếu

Cây mai bị suy yếu là cây mai có biểu hiện sau ta thường thấy là trơ trọi lá hoặc lá già cõi thiếu sức sống, cành nhỏ và ít.

  • Héo vàng lá, bỏ lá.
  • Bỏ cành: chết khô cành, chết nhánh
  • Cây không đâm chồi, mọc lá một thời gian dài.
  • Cây già cỗi
  • và một số biểu hiện khác…

Một cây khỏe mạnh đầy sức sống sẽ có bộ lá xanh tốt, cành nhánh đầy đặn. Cây mai bị suy giống như con người suy dinh dưỡng, luôn còi cọc, kém phát triển.

Cây mai bị suy là do cây không đủ các chất dinh dưỡng để nuôi và phát triển.

Cây trồng phát triển nhờ bộ lá, thân cành và bộ rễ. Cây mai là cây thân gỗ, dưỡng chất được rễ hút lên qua mạch gỗ và vỏ, đưa tới thân, cành, lá. Bộ lá hấp thụ chất khí tổng hợp thành chất đưa lại cho cây, lá quang hợp tổng hợp diệp lục.

Chức năng một trong ba bộ phận này bị kém hoặc bị tổn thương đều dẫn tới cây suy yếu.

Trước hết, ta cần tìm ra nguyên nhân khiến cho cây mai bị suy yếu. Việc tìm ra căn nguyên sẽ quyết định cách khắc phục và tỷ lệ cứu cây thành công.

Nguyên nhân

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân cây mai bị suy yếu là do chức năng hoặc bộ lá, hoặc thân/ vỏ cây, hoặc bộ rỗ có vấn đề. Chức năng kém dẫn tới việc cung cấp dinh dưỡng cho cây không đủ.

Ta cần quan sát và dựa vào quy trình chăm sóc trước đó để tìm ra nguyên nhân.

Sau đợt ra hoa

Cây mai sẽ bị suy kiệt sau các đợt ra hoa. Giống như cây trồng khác, sau đợt ra hoa, quả, củ; cây đã dồn hết chất dinh dưỡng cho chúng. Hoa, quả, củ … là tương lai, là thế hệ sau của cây nên cây sẽ “chăm sóc, nâng niu” đẩy toàn bộ dinh dưỡng cho chúng.

Sau tết, cũng chính là sau đợt ra hoa nhiều nhất của mai. Trong quá trình “chơi hoa”, chúng ta thường không bón phân hay bất cứ gì ngoài việc tưới nước. Vì vậy sau khi chơi hoa tết, ta cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho cây.

Chăm sóc mai sau tết là việc cần làm trong trường hợp này.



Chăm sóc sai cách

Quy trình chăm sóc mai trước đó bị sai:

  • Không bón phân trong thời gian dài. Điều này đã quá rõ khiến cây mai thiếu dinh dưỡng.
  • Bón phân dư thừa: thừa chất này sẽ làm thiếu chất khác. Thừa phân, “xót” phân làm cho bộ rễ bị thui chột, bị thối rễ; làm cháy đầu lá.
  • Để cây bị úng nước hoặc bị hạn khô: Úng nước làm suy giảm chức năng bộ rễ, làm thối rễ do thiếu oxy. Hạn khô thiếu nước trung chuyển dinh dưỡng.
  • Không cắt tỉa cành: cắt tỉa cành già, cỗi, nhỏ, cành vươn quá xa gốc là cách tái tạo bộ cành-lá cho cây có sức sống hơn.
  • Để cây bị sâu, côn trùng hại; cây bị nấm bệnh: Sâu, nấm bệnh là nỗi ám ảnh của nhà nông.

Bộ lá kém

Hãy quan sát bộ lá của cây, so sánh với cây mai khác.

  • Lá ít do bị rụng nhiều: hãy đọc bài viết Hiện tượng vàng lá, rụng lá, hoặc cháy đầu lá.
  • Cây toàn lá già, vàng lá, màu sắc khác lạ.
  • Lá di tật, mất biểu bì: do côn trùng, sâu bọ chích hút lá, mà tiêu biểu là bọ trĩ và nhện đỏ.

Khi ấy chức năng của lá đã kém đi. Khả năng quang hợp, hô hấp kém, khả năng tự vệ của cây cũng kém.

Lá mai bị xoan do bọ trĩ
Lá mai bị xoan do bọ trĩ

Lá cây có vai trò quan trọng đối với cây. Lá cây biến năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học. Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.

Thân, cành kém

Thường do các nguyên nhân:

  • Sâu đục thân
  • Sâu hại vỏ cây
  • Bị tổn thương: mất vỏ, gãy cành…
Cây mai thân bị bệnh
Cây mai thân bị bệnh

Bộ rễ kém

Bộ rễ kém thường biểu hiện qua bộ lá.

  • Úng nước: rễ sẽ không hô hấp được, bị thối rễ, dễ bị nấm rễ -> vàng lá, rụng lá
  • Khô hạn: cây sẽ bị héo rễ và chết rễ. -> héo lá
  • Ngộ độc phân: rễ bị chột ->cháy lá
  • Bị tổn thương: bị đứt rễ khi vỡ bầu, bị côn trùng cắn, ăn rễ ->rụng lá
  • Nấm bệnh: nấm bệnh khiến thối đen rễ -> cháy lá, chết cành (đen cành)

Già cỗi

Mỗi loài cây có tuổi thọ riêng, cây mai cũng vậy. Với một cây mai lâu năm, cây sẽ già cỗi đi và kém phát triển.

Chăm sóc và phục hồi

Ta thực hiện các bước sau

  • Tìm nguyên nhân qua quan sát lá, thân, cành, gốc.
  • Xem lại quy trình đã chăm sóc
  • Khắc phục tình trạng của cây sau khi tìm ra nguyên nhân
  • Trị bệnh cho cây và phòng bệnh định kỳ

Hầu hết các trường hợp không được bón nhiều phân hoặc không bón phân ngay. Sau khi cây đã ổn định ta mới quay lại quá trình bón phân như bình thường.

Lời kết

Bài viết này vẫn còn sơ khai, mong bạn đọc hãy phân tích kỹ càng trường hợp cây của mình.

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss