KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MAI CHIẾU THỦY

1. Mai Chiếu Thủy – đặc tính của cây

– Mai chiếu thủy là loài cây cảnh khá “dễ tính”, nó dễ trồng, sống khỏe và không quá cầu kỳ trong cách chăm sóc.

– Mai chiếu thủy có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất phù sa, đất thịt, đất cát pha cho đến đất đỏ bazan, đất sét pha, đất có lẫn cát sỏi… nó đều cho thể sống khỏe. Mai chiếu thủy không kén đất trồng nhưng nó không sinh trưởng được ở đất phèn chua, đất bạc màu, nhiễm bẩn…

– Mai chiếu thủy ưa nóng ẩm không ưa lạnh. Vì vậy ở những địa phương có điều kiện thời tiết nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ duy trì từ 25 – 30 độ C cây sinh trưởng rất tốt nhưng nếu trồng ở nơi có khí hậu lạnh giá thì cây sinh trưởng kém hơn.

– Mặc dù ưa ánh sáng, thích khí hậu nóng ẩm nhưng khả năng chịu hạn của cây không tốt lắm và nếu nắng to chiếu sáng nhiều sẽ khiến cây chị vàng, cháy lá.

– Chính vì vậy, điều kiện môi trường trồng loài cây này lý tưởng nhất là ở nơi có 2 mùa nắng mưa trong 1 năm, phân chia rõ rệt, chẳng hạn như các tỉnh miền Nam đổ vào.

Một số đặc điểm khác

– Mai chiếu thủy thường nở hoa vào mùa nắng. Thời gian trước đó nó cần có lượng dinh dưỡng  đủ cho cây ra hoa. Mặc dù ưa nắng nhưng bạn cần cấp ẩm cho đất trồng của cây quanh năm. Khi có gió to bạn cần che chắn lại để cây không bị bật gốc.

– Đất trước khi trồng mai chiếu thủy bạn xới cho tơi bởi cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí. Độ pH từ 5,5 – 6,5. 

– Về dinh dưỡng mai chiếu thủy cần nhiều phân lân, kali hơn phân đạm, bạn nên cân đối lượng phân bón cho hợp lý.

2. Hướng dẫn trồng Mai Chiếu Thủy – đẹp như nhà vườn

2.1 Chuẩn bị môi trường

Như đã nói ở trên, mai chiếu thủy là loài cây khá “dễ tính” chúng sống khỏe mạnh ngay cả ở những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt như hạn hán hoặc ngập úng.  Chính vì vậy mai chiếu thủy có ý nghĩa tinh thần rất lớn, nó là hình ảnh đại diện cho ý chí sắt đá, sức sống bền bỉ và trường tồn.

Tuy vậy, điều kiện lý tưởng để mai chiếu thủy sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh là môi trường nhiều ánh sáng, mùa nắng và mùa mưa rõ rệt.

Đất trồng mai chiếu thủy rất phong phú, bạn có thể trồng trên đất thịt, đất phù sa, đất cát pha, đất sét pha, kể cả đất nhiều sỏi đá. Tuy nhiên đất cần có độ thoáng khí nhất định và nhiều mùn. Do vậy trước khi trồng bạn cần cày xới tơi đất, bón lót các loại phân hữu cơ hoặc phân mùn, phân chuồng ủ hoai để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

2.2 Tiến hành trồng

Cách trồng từ hạt:

Bạn có thể mua hạt giống từ các cửa hàng bán cây cảnh để trồng. Tuy nhiên cách trồng bằng hạt này cần nhiều kỹ thuật và công sức chăm sóc, tỷ lệ cây non yếu, chậm lớn khá cao.

Trồng bằng chiết cành:

Chiết cành là phương pháp trồng được nhiều người ưa chọn bởi cách tiến hành đơn giản và rút gọn thời gian trồng.

Trước tiên bạn chọn một cành nhỏ từ cây mai chiếu thủy mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ít sâu bệnh sau đó cắt một vết nông xung quanh cành non, khoảng cách từ gốc đến vết cắt khoảng  3 – 4 cm. 

Bạn bóc phần vỏ đó đi rồi đắp hỗn hợp gồm đất thịt dinh dưỡng và mùn xung quanh vết cắn, nắn cho chặt rồi dùng vải hoặc xơ dừa bó lại cho chặt. Lưu ý là hỗn hợp đất và mùn nhào kỹ, mềm dẻo, không lẫn sỏi đá. 

Bầu đất sau khi hoàn thành bạn để nơi thoáng mát, hằng ngày tưới nước 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, khi cành giâm bén rễ thật thì có thể chuyển đi trồng vào chậu.

Mai chiếu thủy – kỹ thuật trồng, chăm sóc – cây khỏe mạnh dáng đẹp

Mai chiếu thủy là giống cây cảnh đang rất được các tín đồ yêu thích hoa, cây cảnh săn đón hiện nay. Đây là giống cây có nguồn gốc từ vùng Đông Dương, được yêu thích bởi hình dán đẹp và mùi thơm, nhẹ, thanh mát và lan tỏa.

Mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai, trang trí khuôn viên sân vườn và cảnh trí ngôi nhà. Là loài cây mang ý nghĩa cho sự bền vững, ổn định.

Vậy cách trồng và chăm sóc mai chiếu thủy có khó không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hiện nay.

Mục lục

 

1. Mai Chiếu Thủy – đặc tính của cây

– Mai chiếu thủy là loài cây cảnh khá “dễ tính”, nó dễ trồng, sống khỏe và không quá cầu kỳ trong cách chăm sóc.

– Mai chiếu thủy có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất phù sa, đất thịt, đất cát pha cho đến đất đỏ bazan, đất sét pha, đất có lẫn cát sỏi… nó đều cho thể sống khỏe. Mai chiếu thủy không kén đất trồng nhưng nó không sinh trưởng được ở đất phèn chua, đất bạc màu, nhiễm bẩn…

– Mai chiếu thủy ưa nóng ẩm không ưa lạnh. Vì vậy ở những địa phương có điều kiện thời tiết nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ duy trì từ 25 – 30 độ C cây sinh trưởng rất tốt nhưng nếu trồng ở nơi có khí hậu lạnh giá thì cây sinh trưởng kém hơn.

– Mặc dù ưa ánh sáng, thích khí hậu nóng ẩm nhưng khả năng chịu hạn của cây không tốt lắm và nếu nắng to chiếu sáng nhiều sẽ khiến cây chị vàng, cháy lá.

– Chính vì vậy, điều kiện môi trường trồng loài cây này lý tưởng nhất là ở nơi có 2 mùa nắng mưa trong 1 năm, phân chia rõ rệt, chẳng hạn như các tỉnh miền Nam đổ vào.

Một số đặc điểm khác

– Mai chiếu thủy thường nở hoa vào mùa nắng. Thời gian trước đó nó cần có lượng dinh dưỡng  đủ cho cây ra hoa. Mặc dù ưa nắng nhưng bạn cần cấp ẩm cho đất trồng của cây quanh năm. Khi có gió to bạn cần che chắn lại để cây không bị bật gốc.

– Đất trước khi trồng mai chiếu thủy bạn xới cho tơi bởi cây ưa đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí. Độ pH từ 5,5 – 6,5. 

– Về dinh dưỡng mai chiếu thủy cần nhiều phân lân, kali hơn phân đạm, bạn nên cân đối lượng phân bón cho hợp lý.

Xem thêm:

  • cây bưởi diễn
  • cây chuối cảnh mini
  • chăm sóc cây vú sữa

2. Hướng dẫn trồng Mai Chiếu Thủy – đẹp như nhà vườn

2.1 Chuẩn bị môi trường

Như đã nói ở trên, mai chiếu thủy là loài cây khá “dễ tính” chúng sống khỏe mạnh ngay cả ở những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt như hạn hán hoặc ngập úng.  Chính vì vậy mai chiếu thủy có ý nghĩa tinh thần rất lớn, nó là hình ảnh đại diện cho ý chí sắt đá, sức sống bền bỉ và trường tồn.

Tuy vậy, điều kiện lý tưởng để mai chiếu thủy sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh là môi trường nhiều ánh sáng, mùa nắng và mùa mưa rõ rệt.

Đất trồng mai chiếu thủy rất phong phú, bạn có thể trồng trên đất thịt, đất phù sa, đất cát pha, đất sét pha, kể cả đất nhiều sỏi đá. Tuy nhiên đất cần có độ thoáng khí nhất định và nhiều mùn. Do vậy trước khi trồng bạn cần cày xới tơi đất, bón lót các loại phân hữu cơ hoặc phân mùn, phân chuồng ủ hoai để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Mai chiếu thủy bonsai

Mai chiếu thủy bonsai

2.2 Tiến hành trồng

Cách trồng từ hạt:

Bạn có thể mua hạt giống từ các cửa hàng bán cây cảnh để trồng. Tuy nhiên cách trồng bằng hạt này cần nhiều kỹ thuật và công sức chăm sóc, tỷ lệ cây non yếu, chậm lớn khá cao.

Trồng bằng chiết cành:

Chiết cành là phương pháp trồng được nhiều người ưa chọn bởi cách tiến hành đơn giản và rút gọn thời gian trồng.

Trước tiên bạn chọn một cành nhỏ từ cây mai chiếu thủy mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ít sâu bệnh sau đó cắt một vết nông xung quanh cành non, khoảng cách từ gốc đến vết cắt khoảng  3 – 4 cm. 

Bạn bóc phần vỏ đó đi rồi đắp hỗn hợp gồm đất thịt dinh dưỡng và mùn xung quanh vết cắn, nắn cho chặt rồi dùng vải hoặc xơ dừa bó lại cho chặt. Lưu ý là hỗn hợp đất và mùn nhào kỹ, mềm dẻo, không lẫn sỏi đá. 

Bầu đất sau khi hoàn thành bạn để nơi thoáng mát, hằng ngày tưới nước 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, khi cành giâm bén rễ thật thì có thể chuyển đi trồng vào chậu.

3. Hướng dẫn chăm sóc Mai Chiếu Thủy đúng cách

3.1 Tiến hành cắt cành, tỉa nhánh

Để mai chiếu thủy có dáng đẹp ngay từ khi cây mọc nhánh lớn người ta sẽ tiến hành cắt tỉa và uốn dáng cho cây. Các dáng được yêu thích là sáng hình tháp, xếp tầng, hình tròn…

Bạn nên duy trì cắt tỉa cây thường xuyên, thường thi mùa mưa mỗi tháng cắt tỉa 1 lần 1 tháng, mùa nắng cây phát triển mạnh thì tăng số lần cắt tỉa lên 2 lần 1 tháng.

Mai chiếu thủy ra hoa và ra hoa quanh năm. Chính vì vậy bạn cần chú ý thời gian cây nở hoa để điều chỉnh tưới nước, bón phân và cắt tỉa cho phù hợp.

  • Trước khi cây ra nụ khoảng 4 – 6 ngày bạn dừng cắt tỉa và tưới cây, nếu đất khô chỉ tưới phun sương làm ẩm đất.
  • Nếu lá cây có tình trạng héo, màu úa bạn tưới nhẹ vào buổi sáng sớm.
  • Bên cạnh đó, cứ khoảng 5 lần tưới nước thì bạn bón phân cho cây một lần. Hòa tan phân KNO3 với nước sạch theo liều lượng 12mg/8 lít nước và tưới vào mỗi buổi sáng.
  • Ngoài ra hàng tuần bạn pha loãng phân nitrat kali với nước rồi tiến hành tưới cho cây.
  • Khoảng 1 tháng sau, những nụ hoa sẽ bắt đầu nhú.
  • Chỉ khoảng 10 ngày sau khi xuất hiện nụ hoa hoa sẽ nở rỗ, dày  kín cả cây.
  • 3.2 Bón phân cho cây

    Bên cạnh nước tưới và ánh sáng, mai chiếu thủy cần được bón phân đầy đủ để phát triển xanh tốt và cho hoa đẹp.

    Phân bón cho mai chiếu thủy thường là các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai, phân dê…và các loại phân vi sinh như NPK, DAP. 

    Mỗi loại phân cũng cần có cách bón khác nhau. 

    Với các loại phân hữu cơ, phân tươi bạn phơi khô rồi rải đều xung quanh gốc, không vun vào một chỗ hoặc bón quá dày. Còn với loại phân vi sinh, phân hạt bạn cần pha loãng với nước với tỷ lệ hợp lý để cây dễ hấp thụ. Ngoài ra bạn có thể bón đều lên đất chậu rồi vùi xuống đất, không bón trực tiếp vào gốc sẽ khiến cây bị nóng.

    Sau khi bón phân bạn tiến hành tưới nước cho cây bình thường. Bên cạnh đó, song song với việc bón phân bạn nên cắt tỉa thường xuyên để cây nhanh lớn và có dáng đẹp như ý muốn, phù hợp với nhu cầu làm cảnh.

     

    3.3 Phòng trừ sâu bệnh cho mai chiếu thủy

    Mai chiếu thủy có sức sống tốt tuy nhiên vào đầu mùa mưa bạn phải quan sát để phong trường hợp sâu đục khoét và sâu ăn lá làm hại cây. 

    Ngoài ra, vào thời điểm cây trổ hoa sẽ thu hút nhiều sâu bọ và ong bướm gây hại khiến nụ hoa không nở hoặc hoa nở lưa thưa, không dày. Để giải quyết vấn đề này bạn tưới nước nhẹ và bắt bỏ kén và sâu bướm khi mới phát hiện.

    3.4 Điều chỉnh ra hoa đúng ý muốn

    Bạn nên thường xuyên tỉa cành lá cho cây, nếu để cành mọc nhiều cây sẽ kém ra hoa. Số lần cắt tỉa tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa nắng – thời điểm cây sinh trưởng mạnh nên cắt tỉa 2 lần/tuần, vào mùa mưa nên giảm số lần cắt tủa lại, còn 1 lần/tháng.

    Tùy theo dáng cây muốn tạo mà bạn ước lượng kích thước và vị trí cành cắt. Nên tiến hành cắt tỉa trước khi cây ra hoa khoang 30 – 40 ngày.

  • 4. Ý nghĩa phong thủy của cây mai chiếu thủy

    Cây mai chiếu thủy thuộc họ trúc đào, thân gỗ, cứng cáp và xù xì, cành mảnh, dẻo nên rất dễ uốn nắn. Hoa nở rộ, chi chít trên cành tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy. Hoa nở quanh năm, mùi hương thơm ngát và dễ chịu, màu trắng tinh

    Cái tên mai chiếu thủy xuất phát từ đặc tính của cây, hoa nở có 5 cánh, đều và mềm như hoa mai, thêm nữa dáng nở luôn hướng xuống dưới đất, gọi là chiếu thủy.

    Cây mai chiếu thủy mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh và sự bền vững, theo quan niệm dân gian nó còn trấn yểm những điều xấu, mang đến những điều tốt, sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

     

    Mai chiếu thủy thường được uốn thành nhiều hình dạng khác nhau, đẹp mắt và có ý nghĩa về phong thủy. Loài cây này sống rất lâu, cây có tuổi đời càng cao càng có giá trị, được nhiều người ưa chuộng. Chính vì vậy mai chiếu thủy thường được dùng làm quà tặng mừng tân gia, thăng chức hoặc mừng thọ.

  • Tổng kết

    Như vậy là ohana đã chia sẻ cùng các bạn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mai chiếu thủy. Trồng mai chiếu thủy mang nhiều ý nghĩa phong thủy, cũng như có khả năng cho thu nhập kinh tế cao.

    Chúc bạn thành công! 

     

    CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

    XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss