CÁCH DIỆT RẦY BÔNG TRÊN CÂY XOÀI

(A) Con trưởng thành rầy bông xoài; (B) Ấu trùng rầy bông xoài (C) Con ấu trùng trên phát hoa xoài; (D) Rầy gây ra bồ hóng trên lá.
Tên khoa học: Idioscopus spp.

Khả năng gây hại của rầy bông xoài

Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài ở vùng Đông Nam bộ vào thời kỳ cây ra hoa, nếu không kịp thời phòng trừ có thể giảm năng suất hoặc mất trắng vụ xoài.

– Loại rầy hại bông xoài khi trưởng thành, con cái đầu to, tròn, mình dài khoảng 4mm có màu xanh nâu hoặc xanh nhạt, đẻ ra trứng màu trắng sữa dài khoảng 0,8mm. Sau một thời gian trứng nở thành rầy non không cánh, màu sắc biến đổi từ trắng sang xanh rồi vàng đen.

– Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 – 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy con mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống lá non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.

– Rầy bông xoài còn có đặc điểm tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

Triệu chứng bị hại do rầy bông xoài gây ra rất dễ nhận diện do rầy thường hiện diện trên bông và lá non (trước khi trổ bông). Khi bị hại, có thể quan sát thấy bông khô, nâu và rụng, cả phát hoa có thể bị rụng toàn bộ bông, chỉ còn trơ trụi lại cành nhỏ. Ngoài ra, sự hiện diện của nấm bồ hóng trên bông, lá, cành và trên trái non cũng là một triệu chứng rất điển hình.

(A) Con trưởng thành rầy bông xoài; (B) Ấu trùng rầy bông xoài (C) Con ấu trùng trên phát hoa xoài; (D) Rầy gây ra bồ hóng trên lá.

(A) Con trưởng thành rầy bông xoài; (B) Ấu trùng rầy bông xoài (C) Con ấu trùng trên phát hoa xoài; (D) Rầy gây ra bồ hóng trên lá.

Biện pháp quản lý rầy bông xoài

Cách phòng trừ rầy bông là xén tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch.

Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành.

Cách này chỉ áp dụng vào những đêm không trăng và khi rầy chưa đẻ trứng. Còn vào giai đoạn xoài ra nụ hoa, nếu phát hiện rầy phun xịt thuốc Apolo 25WP, Trebon 20WP, Butyl 400 SC… để diệt rầy, song tránh phun thuốc khi xoài đang ra bông.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79



 

 

Hỗ trợ kỹ thuật: 0969.64.73.79 - CSKH: 0949.45.00.33 Dismiss