Nếu người trồng cây có những kĩ thuật và áp dụng nguyên tắc bón phân cho mai ghép trồng chậu hợp lí, khoa học thì các giống mai ghép có thể sống trên 10 năm. Vì thế, bón phân là một nguyên tắc hết sức quan trọng bên cạnh các kĩ thuật tưới nước, diệt sâu,… để hoa mai luôn được sinh trưởng và phát triển tốt. Với những chia sẻ của cơ sở cho thuê mai cảnh Bảo Anh dưới đây, hy vọng người chăm sóc mai sẽ có những kinh nghiệm quý báu trong việc bón phân cho mai.
Bón phân cho mai ghép có vai trò rất quan trọng
Bón phân cây mai ghép thời kỳ sau tết
Sau khi qua dịp tết nguyên đán thì cũng là lúc cây mai cũng đã cạn kiệt chất dinh dưỡng. Trong thời gian này, nhiệm vụ các bạn phải làm chính là cắt bỏ các cành cây dài, ngắt hết hoa và trái trên cây. Đây là kỹ thuật chăm sóc mai cần thiết nhất sau tết để lấy lại khả năng sinh trưởng tốt cho chậu mai năm sau, áp dụng cách bón phân cho mai ghép trồng chậu hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao..
Các bạn nên thay đất mới để mai ghép làm quen với môi trường đất mới, nhanh phát triển cành lá. Thời kỳ này các bạn nên bón lót và kết hợp với các thuốc kích thích ra rễ (Vitamin B1). Ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cây như: Phân chuồng, rể dừa, xác trà, phân bùn,…để cây hút thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Sau khi bón lót khoảng 2 tháng thì các bạn nên bón thêm phân DAP. Nên rải phân xung quanh gốc cây, cây lớn khoảng 1 muỗng canh còn cây nhỏ khoảng 1 muỗng cà phê. Lúc này giúp bộ rễ của hoa mai có bộ rễ khỏe chắc.
Sau một thời gian nếu nhìn thấy hoa mai phát triển tươi tốt thì nên bón thêm 3 đợt Dynamic Lifter và phân hạt NPK 16.16.8 để tăng hàm lượng đạm cho cây, cách sử dụng giống như liều lượng của DAP.
Bón phân cho cây mai ghép từ tháng 5-8 âm lịch
Bắt đầu từ tháng 5 là mai tết cảnh đã phát triển đầy đủ bộ lớp lá, cành xanh tươi và đang trong tư thế ra nụ trên mỗi nhánh cây. Thời tiết này, sâu bệnh dễ phát triển, cắn đọt non của hoa mai nên các bạn phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh (sâu cuốn lá, nấm, bọ trĩ,…). Người nông dân cũng có thể sử dụng các loại thuốc: Validamicin, Carbenzim, regant, Polytrin,…kết hợp sử dụng phân bón lá B1, rong biển,…để mang lại hiệu quả diệt sâu bệnh cao.
Các loại phân kali, phốt pho nên sử dụng sau khi hoa ra nụ. Không nên áp dụng bón phân vào lúc này dễ gây sốc phân cho cây.
Nguyên tắc bón phân cho cây mai ghép trồng chậu chuẩn bị cho tết
Thời điểm này các lá non chuyển dần sang màu xanh già, có hiện tượng dầy leo. Đây chính là giai đoạn chuẩn bị ra nụ. Đây là lúc thích hợp bón phân kali, phân lân tới tháng 10 là ngừng hẳn, chỉ tưới nước đều đặn cho cây.
Với những hướng dẫn cách bón phân cho mai ghép trồng chậu trên, người làm vườn có thể áp dụng để mai nở hoa đúng dịp.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0969.64.73.79