Hạt giống Khổ qua rừng – 0.1g
– Xuất xứ: Việt Nam
– Khối lượng tịnh: 1g
– Thời vụ trồng: quanh năm.
-Tỷ lệ nảy mầm (G): ≥ 85%
– Độ ẩm (H): ≤ 10%
Hạt giống khổ qua rừng Phú Nông 1g có đặc tính sinh trưởng mạnh, phát triển tốt và khả năng kháng bệnh cao, thích hợp khí hậu nhiệt đới, trồng được quanh năm, cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Có tác dụng chữa bệnh và làm món ăn
Hạt giống cho trái nhỏ, có nhiều gai nhọn và có vị đắng. Khổ qua rừng có thể dùng cả rễ, dây, lá, trái rửa sạch phơi khô sắc uống hoặc dùng chế biến nhiều món ăn giúp thanh nhiệt, tiêu độc, ổn định đường huyết, hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Kỹ Thuật Trồng
Chuẩn bị :
-
Khay nhựa thông minh trồng khổ qua rừng ( có thể dùng thùng xốp, chậu nhựa ) ( tầm 60 đến 100 ngàn )
-
Đất dinh dưỡng ( đất , phân bò, …. )
-
Hạt giồng khổ qua rừng sạch
-
Vật dụng làm giàn leo ( bạn có thể dùng dây thép , dây nhựa, tre,… )
-
Và bộ dụng cụ trồng rau sạch tại nhà
Bắt đầu trồng khổ qua rừng trên sân thượng bằng thùng xốp, khay nhựa, chậu nhựa
B1: Bạn trộn đất và phân bò với nhau để thành đất dinh dưỡng trồng khổ qua rừng ( tỷ lệ 3:1 nhé )
B2: Bạn gieo hạt khổ qua rừng vào khay nhựa ( chậu nhựa, thùng xốp ), ( nhớ chọn vị trí nào có ánh sáng và có thể lập giàn nhé ), mỗi một lỗ bạn nên gieo 3 đến 4 hạt giống khổ qua rừng . Khoảng cách gieo hạt giữa các cây khổ qua là 45 đến 50 cm ( nếu bạn trồng trong khay nhựa hay thùng xốp thì bạn chỉ gieo một chỗ thôi nhé ). và lấp lại đất cao khoảng 1 cm thôi nhé
B3: Bạn tưới nước và lập giàn trước để 7 đến 10 ngày sau ăn phát triển tốt là bạn có thể cho cây leo giàn rồi .
B4. 5 đến 6 ngày thấy chỗ gieo hạt giống đã nảy mầm , chỗ nào thấy khổ qua phát triển 3, 4 cây bạn chiết ra trồng chỗ khác nhé.
|
Cách trồng khổ qua rừng tại nhà |
B5. 7 đến 10 ngày bạn bón phân bò xung quanh cây khổ qua rừng một lần nhé , tưới nước ngày hai lần ( hoặc 1 lần vào sáng sớm ) .Khi thấy cây khổ qua rừng ra hoa , bạn nên bón phân bò thêm để cho cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt ( nhớ đừng bón phân sát góc quá nhé )
B6. Khoảng 2 đến 4 tháng là khổ qua đã có quả rồi , bạn thấy trái lớn bạn hái ăn nhé , nhớ hái ăn định kì để không quả sẽ già . Bạn thấy trái nào tốt bạn có thể để làm giống cho vụ sau nhé .
Các căn bện thường gặp của khổ qua rừng
Bệnh nám trắng trên lá
|
Cách trồng khổ qua rừng tại nhà |